Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê: Vì sao em trai Phạm Công Danh 'thoát tội'?

Công văn số 15 ngày 20/6/2018 của VKSNDTC xác định, có cơ sở đánh giá hành hành vi nêu trên của ông Trung là đồng phạm, giúp sức cho ông Danh. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực bãi bỏ tội danh Cố ý làm trái quy định tại điều 165 Bộ Luật Hình sự 1999.

Ngày 25/7, TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm ra xét xử về về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chiều cùng ngày phiên tòa chuyển sang phần xét hỏi. Tại phiên tòa, hầu hết các bị khi được HĐXX thẩm vấn đều có ý kiến xin giữ nguyên lời khai như phiên tòa lần trước.

Trước đó, đại diện VKS giữa quyền công tố tại phiên tòa đã công bố Công văn số 15 ngày 20/6/2018 của VKSNDTC.

xet xu pham cong danh tram be vi sao em trai pham cong danh thoat toi
Các bị cáo tại toà sáng nay 25/7

Công văn số 15 cho biết, các yêu cầu nêu trong quyết định hồ sơ để điều tra bổ sung của HĐXX đối với vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại 4 ngân hàng (VNCB, BIDV, Sacombank, TPBank) đã được điều tra, làm rõ.

Tại quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, HĐXX sơ thẩm yêu cầu: Các bị cáo là cán bộ 2 Ngân hàng BIDV, TPBank và luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không quen biết Phạm Công Danh và không biết đó là các công ty do Danh thành lập.

Các bị cáo chỉ biết đó là công ty do Danh giới thiệu nhưng không biết mục đích vay tiền chuyển về cho Danh sử dụng. Các bị cáo thừa nhận có sơ sót trong quá trình nghiệp vụ nhưng không cố ý. Luật sư cho rằng các bị cáo tại hai ngân hàng này không phạm tội đồng phạm với Phạm Công Danh. Đề nghị xem xét.

Về nội dung này, quá trình xét hỏi, tranh luận tại toà đã có căn cứ chứng minh, mặc dù các bị cáo không trực tiếp tiếp xúc hoặc nhận chỉ đạo từ Phạm Công Danh nhưng khi thực hiện việc cho vay, chuyển tiền cho vay, các bị cáo đã cố ý bỏ qua các quy định bắt buộc phải làm theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Từ đó, dẫn đến việc cho vay không đúng quy định, không thu được tiền cho vay từ phương án kinh doanh, phương án trả nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký với các doanh nghiệp mà phải thu nợ bằng tiền của VNCB.

Hành vi đó đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội, có được tiền để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.

Như vậy, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình đối vớ hậu quả thiệt hại.

Trong quá trình xét hỏi và tranh tụng, bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang cho rằng việc cho Phạm Công Danh vay 3 ngân hàng là Sacombank, BIDV, TPBank nhưng chỉ có các bị cáo bị truy tố. Trầm Bê có gặp Phạm Công Danh để bàn bạc về vụ vay tiền nhưng việc này đúng quy định của ngân hàng và quy định của Nhà nước về các khoản vay lớn.

Quá trình cho vay có sai sót nghiệp vụ nhưng Trầm Bê và Phan Huy Khang khẳng định không biết mục đích thực sự của Phạm Công Danh khi giới thiệu các công ty để vay tiền. Trầm Bê không phục cáo buộc của VKS.

Về vấn đề này, tài liệu điều tra và kết quả xét hỏi, tranh luận công khai tại phiên toà đã xác định rõ, Trầm bê, Phan Huy Khang rực tiếp bàn bạc thống nhất cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng, nhưng yêu cầu Danh dùng tiền của VNCB để bảo đảm khoản vay, sau đó chỉ đạo cấp dưới thựuc hiện việc cho vay.

Khi thực hiện việc cho vay, các bị cáo biết rõ Phạm Công Danh là chủ tịch VNCB, là đối tượng không được phép dùng tiền của VNCB đer tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho mình theo quy định của Luật tổ chức tín dụng năm 2010. Các bị cáo đã cố tình bỏ qua các quy định bắt buộc phải làm với mục đích thu được tiền lợi nhuận từ các khoản tiền gửi của VNCB.

Hành vi của các bị cáo đã giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội nên phải chịu trách nhiệm.

Đối với các lãnh đạo của TPBank và BIDV, tài kiệu điều tra đã chứng minh rõ các đối tượng bị đề nghị điều tra có hành vi vi phạm trong hoạt động cho vay nhưng chưa đủ căn cứ xác định hành vi đồng phạm với Phạm Công Danh.

Liên quan đến việc các bị cáo là nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định cho công ty Phong Hiệp vay. Qua thẩm vấn tranh tụng của HĐXX và VKS xác định hành vi này vi phạm các quy định của luật Tổ chức tín dụng. HĐXX cho rằng cần phải xác định lại các chứng cứ liên quan để làm rõ.

Trong quá trình xét hỏi và tranh tụng, có ý kiến cho rằng Phạm Công Danh và đồng phạm có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Việc này phải xác định dòng tiền được Phạm Công Danh sử dụng cho việc trả các khoản nợ vay trước đó, tăng vốn điều lệ và trả lương cho nhân viên nhằm làm rõ bị cáo Danh có chiếm đoạt tài sản hay không.

Trong phần luận tội, VKS đề nghị tuyên thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ 3 Ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank để trả lại cho Ngân hàng CB vì cho rằng đó là vật chứng của vụ án. Đồng thời, kiến nghị xem xét dòng tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ của Phạm Công Danh.

Tuy nhiên, đối với việc thu hồi này, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng nếu xem xét sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính ngân hàng.

HĐXX xét cần phải làm rõ tính chính xác của số tiền hơn 6.100 tỷ đồng là vật chứng của hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh bị truy tố cụ thể trong vụ án này vi phạm quy định nào của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần xác định vật chứng và căn cứ thu hồi để HĐXX giải quyết vụ án thấu đáo.

Tại toà Phạm Công Danh và luật sư bào chữa đề nghị xem xét số tiền 4.500 tỷ đồng tăng cốn điều lệ vì số tiền này có nguồn gốc từ khoản vay ở BIDV và TPBank được VNCB bảo lãnh. Số tiền này sau đó được chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng ý.

HĐXX xét thấy sau khi chuyển về, số tiền này đã được sử dụng cho VNCB. Tài liệu của Ngân hàng Nước nước ghi nhận bút toán được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Về vấn đề này, Phạm Công Danh và đồng phạm bị truy tố tội Cố ý làm trái gây thiệt hại cho VNCB (nay là Ngân hàng CB) số tiền hơn 6.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số tiền này có 4.500 tỷ đồng được Phạm Công Danh chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ.

Kết luận bổ sung không làm thay đổi nội dung truy tố đã nêu tại Cáo trạng số 83 của VKSND Tối cao. Vì vậy, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố nêu trong cáo trạng đối với Phạm Công Danh và 45 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng.

“Thoát tội” nhờ luật mới

Cũng theo Công văn số 15 ngày 20/6/2018 của VKSNDT, đối với ông Phạm Công Trung (em trai của bị cáo Phạm Công Danh), kết quả điều tra có đủ căn cứ xác định ông Phạm Công Trung trực tiếp sử dụng pháp nhân Công ty Việt Trung đưa cho ông Mai Hữu Khương để ông Khương đưa ông Lưu Trung Kiên lập hợp đồng mua vật liệu xây dựng giữa Công ty Việt Trung với Công ty do ông Phạm Công Danh thành lập điều hành để đưa vào bộ hồ sơ vay vốn tại BIDV.

Ông Trung chỉ đạo ông Nguyễn Minh Tuấn (cháu Phạm Công Trung) ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, giúp ông Danh vay tiền tại BIDV nên ông Trung có trách nhiệm liên đới trong việc BIDV thu nợ từ nguồn tiền gửi của VNCB tại BIDV.

Ngoài ra, ông Phạm Công Trung còn thành lập các công ty cho ông Danh nhưng các công ty không hoạt động mà chỉ để ông Danh sử dụng pháp nhân đứng tên hồ sơ vay vốn. Đồng thời, ông Trung có tham gia Hội nghị khách hàng do Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức, lấy thông tin về các dự án chuyển cho bộ phận tài chính Tập đoàn Thiên Thanh để lập hồ số khống vay tiền tại BIDV.

Toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến ông Phạm Công Trung đã được thu thập đầy đủ ở giai đoạn điều tra trước đây.

Quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra chỉ tiến hành lấy lời khai ông Trung để làm rõ ý thức chủ quan của ông Trung nhưng ông Trung vẫn giữ nguyên lời khai trước đây, chỉ thừa nhận chỉ đạo ông Tuấn ký hợp đồng mua vật liệu của Công ty Nhất Nhất Vinh trị giá trên 24 tỷ đồng, thừa nhận đưa người đến sở kế hoạch làm thủ tục và lấy thông tin các dự án theo chỉ đạo của ông Danh, không thừa nhận giúp sức cho ông Danh trong việc vay vốn tại BIDV.

Với kết quả điều tra vụ án, có cơ sở đánh giá hành hành vi nêu trên của ông Trung là đồng phạm, giúp sức cho ông Danh. Tuy nhiên, bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực bãi bỏ tội danh Cố ý làm trái quy định tại điều 165 Bộ Luật Hình sự 1999.

Mặt khác, ông Trung đang điều hành Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty đang hoạt động bình thường và phối hợp với các cơ quan pháp luật về việc giải quyết các vấn đề dân sự trong các vụ án hình sự liên quan đến ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh. Vì vậy, áp dụng Bộ luật hình sự 2015 theo hướng có lợi, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nên không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trung.

xet xu pham cong danh tram be vi sao em trai pham cong danh thoat toi Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê chiều 25/7: Không truy tố em trai ông Phạm Công Danh

Chiều 25/7, phiên toà xét xử Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê ...

xet xu pham cong danh tram be vi sao em trai pham cong danh thoat toi Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê sáng 25/7: Sử dụng 12 công ty 'sân sau' để vay 4.700 tỷ đồng

Sáng 25/7, vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.