Xét xử Phạm Công Danh – Trầm Bê chiều 25/7: Không truy tố em trai ông Phạm Công Danh

Chiều 25/7, phiên toà xét xử Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (Nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) và 44 đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
xet xu pham cong danh tram be chieu 257 cong bo cong van cua vksnd toi cao
Các bị cáo tại phiên toà sáng 25/7. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Trước đó, trong phiên toà sáng cùng ngày, 2 vị đại diện VKS TP HCM đã tiếp tục công bố báo trạng truy tố các bị cáo về hành vi gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng của VNCB.

Theo đó, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập có trong hồ sơ vụ án, cáo trạng xác định Phạm Công Danh là người đề ra chủ trương và chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.630 tỷ đồng của VNCB sang thị trường 2 tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng đó lấy tiền để Danh sử dụng.

45 bị cáo còn lại được xác định là đồng phạm có vai trò giúp sức và tạo điều kiện cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho VNCB.

Kết thúc phiên toà sáng, HĐXX cho biết, kế hoạch phiên toà chiều sẽ tiếp tục công bố cáo trạng, công văn 15 của VKSND Tối cao. Nếu còn thời gian, HDXX sẽ chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo.

Tuy nhiên, để đúng tiến độ diễn ra phiên toà theo dự kiến, HĐXX sẽ chỉ thẩm vấn những vấn đề mới của vụ án, những vấn đề đã được làm rõ trong phiên toà 8/1 sẽ không được đề cập lại.

xet xu pham cong danh tram be chieu 257 cong bo cong van cua vksnd toi cao Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê sáng 25/7: Sử dụng 12 công ty 'sân sau' để vay 4.700 tỷ đồng

Sáng 25/7, vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ...

16:52 16:28 16:06 15:54 15:48 15:25 14:47 14:28 13:59
16:52

Phiên toà kết thúc

16:28

Phiên toà tiếp tục

Nguyễn Việt Hà

Bị cáo giữ nguyên lời khai và không bổ sung gì thêm. Thời gian rồi bị cáo sức khoẻ có giảm sút và mong xem xét cho bị cáo.

Trầm Bê

Bị cáo xin giữ nguyên lời khai tại phiên tòa 8/1. Bị cáo cũng không bổ sung mà chỉ xin tòa xem xét lại phần cố ý giúp sức cho Phạm Công Danh.

Phạm Công Danh

Bị cáo danh cho biết dù sức khoẻ đang rất yếu nhưng vẫn mong được trình bày trước toà.

Bị cáo Danh xin giữ nguyên những gì đã trình bày và xin trình bày bổ sung.

Theo Phạm Công Danh xin lỗi đến những người liên quan vì đã có niềm tin vào tôi, tin vào các đề án đã đề ra. Nếu không có sự dứt khoát thì tôi và 3 ngân hàng không đứng đây ngày hôm nay.

Ngay từ đầu khi khởi tố thì tôi tin rằng mình không có sai phạm mà chính do hậu quả của người trước gây ra.

Phạm Công Danh cho biết ông đã bỏ ra 1 số tiền rất lớn, bị ông Hà Văn Thắm lừa vì ông Thắm không làm nổi mới chuyển qua cho ông.

“Điều tôi mong muốn nhất ở đây là khắc phục hậu quả”, Phạm Công Danh trình bày.

Bị cáo Đặng Thị Bích Thuỷ: Bị cáo xin giữ nguyên lời khai trong phiên toà từ 8/1 đến 7/2/2018.

Bị cáo xin trình bày bổ sung: bị cáo làm theo nhiệm vụ nhưng bị cáo không nghĩ rằng đã vô tình giúp cho Phạm Công Danh, về việc này bị cáo không mong muốn và mong HĐXX xem xét.

Nguyễn Kim Cẩm Vân, Phạm Hoài Thanh: bị cáo xin giữ nguyên lời khai và không bổ sung thêm.

Hoàng Long Hà: giữ nguyên lời khai và bổ sung một số ý. Theo bị cáo Hà, theo quan điểm của vks vfa người soạn ra luật không đồng nhất với nhau.

Bị cáo xin HĐXX xem xét cho cáo về công văn 15, bị cáo xin bổ sung thêm ngoài sai phạm điều 126 của luật tổ chức tín dụng mà còn sai phạm thêm điều 127. Điều này bị cáo mong xem xét lại, vì bị cáo cho rằng không hợp lý.

Bị cáo trình bày thêm về nhận thức điều 127 của luật tổ chức tín dụng, bị cáo Hà cho rằng xét về góc độ của BIDV thì BIDV không cần biết VNCB có cho công ty Phong Hiệp vay có tài sản bảo đảm hay không.

Bị cáo Ngọc Sơn: bị cáo giữ nguyên lời khai và bổ sung ý kiến giống như Hoàng Long Hà. Bị cáo cho rằng, trong các phiên toà trước, VKS đã đồng ý việc các bị cáo không vi phạm điều 126 thì mong VKS giữ nguyên quan điểm.

Nguyễn Vũ Bảo cũng xin giữ nguyên lời khai. Ngoài ra, bị cáo Bảo cho biết việc công ty Phong Hiệp vay có tài sản bảo đảm hay không thì BIDV không biết và cũng không thuộc phạm vi của ngân hàng.

16:06

Phiên toà nghỉ giải lao

15:54

Bước sang phần xét hỏi

Bị cáo Phan Thành Mai thừa nhận cáo trạng và kết luận điều tra đều giống với những gì bị cáo đọc. Tất cả lời khai liên qua đến 4 hành vi của bị cáo thì bị cáo xin giữ nguyên như trong các phiên toà trước.

Bị cáo xin bổ sung 3 phần nội dung nằm trong phần kiến nghị.

Bị cáo cũng kiến nghị thu hồi các vật chứng liên quan: thu hồi toàn bộ dòng tiền đi ra của 3 ngân hàng vì đó là vật chứng cuối cùng. Bị cáo khẳng định số tiền 4.500 tỷ đồng là vật chứng của vụ án và số tiền này tồn tại tại ngân hàng thể hiện trong bảng cân đối kế toán 2014.

Theo Phan Thành Mai, 4.500 tỷ đồng đã được chuyển về VNCB và sử sụng vào 7 mục đích. Không có khoản tiền chi cho Phạm Công Danh và các bị cáo khác mà chi chính cho VNCB.

Liên quan đến 4500 tỷ đồng, các việc chi đều không làm thay đổi tổng tài sản của ngân hàng, đều chi cho mục đích của ngân hàng.

Bị cáo có kiến nghị về khung hình phạt: do vụ án tách thành 2 giai đoạn nên khung hình phạt của các bị cáo nặng hơn rất nhiều nên mong HĐXX xem xét.

Về bối cảnh, đại dện VKS đã ghi nhận sự khó khăn của ngân hàng và các bị cáo nên mong HĐXX xem xét đánh giá và mong HĐXX xem xét mức án của giai đoạn này.

Về vật chứng nếu được thu hồi thì trách nhiệm của các bị cáo sẽ được xem xét nhẹ hơn, mong hđxx xem xét.

Mai Hữu Khương

Bị cáo giữ nguyên lời khai tại các phiên toà trước và chỉ mong HĐXX xem xét lại hậu quả của vụ án.

Mong HĐXX trừ đi 4.500 tỷ đồng trong hậu quả liên quan đến bị cáo.

Nguyễn Quốc Viễn: Bị cáo giữ nguyên lời khai tại các phiên toà trước.

Hoàng Đình Quyết: Bị cáo giữ nguyên lời khai toàn bộ trong các phiên toà trước.

Bị cáo bổ sung 1 số vấn đề liên quan đến các tài sản.

Vấn đề cáo trạng xác định bị cáo có hành vi liên quan số tiền hơn 900 tỷ đồng. Về các hồ sơ bảo lãnh của các công ty, toàn bộ số tiền này khi rời khỏi TPbank rồi quay về ngân hàng Xây dựng và ngân hàng Xây dựng là người thụ hưởng nên đề nghị HĐXX thu hồi số tiền này từ ngân hàng Xây dựng.

Đề nghị HĐXX xem xét thêm những tài sản mà ông Danh có và thu hồi số tiền này để khác phục hậu quả của vụ án.

Bị cáo Phan Thanh Tùng, Phan Huy Khang xin giữ nguyên lời khai trong các phiên toà trước và không có gì bổ sung.

Bị cáo Đinh Việt Cường: Bị cáo giữ nguyên lời khai và xin bổ sung ý kiến.

Bị cáo cho rằng mình chịu trách nhiệm 4 hồ sơ trong 11 hồ sơ cho vay. Bị cáo không phải là thành viên của ủy ban tín dụng TPBank, không thể quyết định cho vay, mong HĐXX xem xét.

Liên quan đến các lỗi về cho vay, cáo trạng cho rằng bị cáo phải chịu trách nhiệm về lỗi này. Tuy nhiên theo kết luận của thanh tra NHNN chỉ ra các lỗi này không làm thay đổi trách nhiệm VNCB đồi với 3 ngân hàng về vấn đề cho vay.


Bị cáo cho rằng lỗi cho vay là do bộ phận thẩm định, không thuộc phạm vi quản lý của bị cáo. Theo bị cáo Cường, mình là người ký hợp đồng tín dụng tuy nhiên các hợp đồng này đều đúng quy định ngân hàng. Đối với công ty Thịnh Phát, bị cáo nhận trách nhiệm nhưng có phần hạn chế, mong HĐXX xem xét.

15:48

Đối với ông Phạm Công Trung, kết quả điều tra có đủ căn cứ xác định ông Phạm Công Trung trực tiếp sử dụng pháp nhân Công ty Việt Trung đưa cho ông Mai Hữu Khương để ông Khương đưa ông Lưu Trung Kiên lập hợp đồng mua vật liệu xây dựng giữa Công ty Việt Trung với Công ty do ông Phạm Công Danh thành lập điều hành để đưa vào bộ hồ sơ vay vốn tại BIDV.

Ông Trung chỉ đạo ông Nguyễn Minh Tuấn (cháu Phạm Công Trung) ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, giúp ông Danh vay tiền tại BIDV nên ông Trung có trách nhiệm liên đới trong việc BIDV thu nợ từ nguồn tiền gửi của VNCB tại BIDV.

Ngoài ra, ông Phạm Công Trung còn thành lập các công ty cho ông Danh nhưng các công ty không hoạt động mà chỉ để ông Danh sử dụng pháp nhân đứng tên hồ sơ vay vốn. Đồng thời, ông Trung có tham gia Hội nghị khách hàng do Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức, lấy thông tin về các dự án chuyển cho bộ phận tài chính Tập đoàn Thiên Thanh để lập hồ số khống vay tiền tại BIDV.

Toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến ông Phạm Công Trung đã được thu thập đầy đủ ở giai đoạn điều tra trước đây.

Quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra chỉ tiến hành lấy lời khai ông Trung để làm rõ ý thức chủ quan của ông Trung nhưng ông Trung vẫn giữ nguyên lời khai trước đây, chỉ thừa nhận chỉ đạo ông Tuấn ký hợp đồng mua vật liệu của Công ty Nhất Nhất Vinh trị giá trên 24 tỷ đồng, thừa nhận đưa người đến sở kế hoạch làm thủ tục và lấy thông tin các dự án theo chỉ đạo của ông Danh, không thừa nhận giúp sức cho ông Danh trong việc vay vốn tại BIDV.

Với kết quả điều tra vụ án, có cơ sở đánh giá hành hành vi nêu trên của ông Trung là đồng phạm, giúp sức cho ông Danh. Tuy nhiên, bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực bãi bỏ tội danh Cố ý làm trái quy định tại điều 165 Bộ Luật Hình sự 1999.

Mặt khác, ông Trung đang điều hành Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty đang hoạt động bình thường và phối hợp với các cơ quan pháp luật về việc giải quyết các vấn đề dân sự trong các vụ án hình sự liên quan đến ông Danh và Tập đoàn Thiên Thanh. Vì vậy, áp dụng Bộ luật hình sự 2015 theo hướng có lợi, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật nên không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trung.

15:25

Liên quan đến việc các bị cáo là nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định cho công ty Phong Hiệp vay. Qua thẩm vấn tranh tụng của HĐXX và VKS xác định hành vi này vi phạm các quy định của luật Tổ chức tín dụng. HĐXX cho rằng cần phải xác định lại các chứng cứ liên quan để làm rõ.

Trong quá trình xét hỏi và tranh tụng, có ý kiến cho rằng Phạm Công Danh và đồng phạm có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Việc này phải xác định dòng tiền được Phạm Công Danh sử dụng cho việc trả các khoản nợ vay trước đó, tăng vốn điều lệ và trả lương cho nhân viên nhằm làm rõ bị cáo Danh có chiếm đoạt tài sản hay không.

Trong phần luận tội, VKS đề nghị tuyên thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ 3 Ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank để trả lại cho Ngân hàng CB vì cho rằng đó là vật chứng của vụ án. Đồng thời, kiến nghị xem xét dòng tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ của Phạm Công Danh.

Tuy nhiên, đối với việc thu hồi này, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng nếu xem xét sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính ngân hàng.

HĐXX xét cần phải làm rõ tính chính xác của số tiền hơn 6.100 tỷ đồng là vật chứng của hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh bị truy tố cụ thể trong vụ án này vi phạm quy định nào của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần xác định vật chứng và căn cứ thu hồi để HĐXX giải quyết vụ án thấu đáo.

Tại toà Phạm Công Danh và luật sư bào chữa đề nghị xem xét số tiền 4.500 tỷ đồng tăng cốn điều lệ vì số tiền này có nguồn gốc từ khoản vay ở BIDV và TPBank được VNCB bảo lãnh. Số tiền này sau đó được chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng Ngân hàng Nhà nước không đồng ý.

HĐXX xét thấy sau khi chuyển về, số tiền này đã được sử dụng cho VNCB. Tài liệu của Ngân hàng Nước nước ghi nhận bút toán được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Về vấn đề này, Phạm Công Danh và đồng phạm bị truy tố tội Cố ý làm trái gây thiệt hại cho VNCB (nay là Ngân hàng CB) số tiền hơn 6.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số tiền này có 4.500 tỷ đồng được Phạm Công Danh chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ.

Kết luận bổ sung không làm thay đổi nội dung truy tố đã nêu tại Cáo trạng số 83 của VKSND Tối cao. Vì vậy, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố nêu trong cáo trạng đối với Phạm Công Danh và 45 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiệm trọng.

14:47

VKS chuyển qua công bố công văn 15 của VKSND Tối cao

live xet xu pham cong danh tram be chieu 257 cong bo cong van cua vksnd toi cao

Công văn số 15 của VKSND tối cao cho biết, các yêu cầu nêu trong quyết định hồ sơ để điều tra bổ sung của HĐXX đối với vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại 4 ngân hàng (VNCB, BIDV, Sacombank, TPBank) đã được điều tra, làm rõ.

Tại quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, HĐXX sơ thẩm yêu cầu: Các bị cáo là cán bộ 2 Ngân hàng BIDV, TPBank và luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không quen biết Phạm Công Danh và không biết đó là các công ty do Danh thành lập.

Các bị cáo chỉ biết đó là công ty do Danh giới thiệu nhưng không biết mục đích vay tiền chuyển về cho Danh sử dụng. Các bị cáo thừa nhận có sơ sót trong quá trình nghiệp vụ nhưng không cố ý. Luật sư cho rằng các bị cáo tại hai ngân hàng này không phạm tội đồng phạm với Phạm Công Danh. Đề nghị xem xét.

Về nội dung này, quá trình xét hỏi, tranh luận tại toà đã có căn cứ chứng minh, mặc dù các bị cáo không trực tiếp tiếp xúc hoặc nhận chỉ đạo từ Phạm Công Danh nhưng khi thực hiện việc cho vay, chuyển tiền cho vay, các bị cáo đã cố ý bỏ qua các quy định bắt buộc phải làm theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Từ đó, dẫn đến việc cho vay không đúng quy định, không thu được tiền cho vay từ phương án kinh doanh, phương án trả nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký với các doanh nghiệp mà phải thu nợ bằng tiền của VNCB.

Hành vi đó đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội, có được tiền để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.

Như vậy, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình đối vớ hậu quả thiệt hại.

Trong quá trình xét hỏi và tranh tụng, bị cáo Trầm Bê và Phan Huy Khang cho rằng việc cho Phạm Công Danh vay 3 ngân hàng là Sacombank, BIDV, TPBank nhưng chỉ có các bị cáo bị truy tố. Trầm Bê có gặp Phạm Công Danh để bàn bạc về vụ vay tiền nhưng việc này đúng quy định của ngân hàng và quy định của Nhà nước về các khoản vay lớn.

Quá trình cho vay có sai sót nghiệp vụ nhưng Trầm Bê và Phan Huy Khang khẳng định không biết mục đích thực sự của Phạm Công Danh khi giới thiệu các công ty để vay tiền. Trầm Bê không phục cáo buộc của VKS.

Về vấn đề này, tài liệu điều tra và kết quả xét hỏi, tranh luận công khai tại phiên toà đã xác định rõ, Trầm bê, Phan Huy Khang rực tiếp bàn bạc thống nhất cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng, nhưng yêu cầu Danh dùng tiền của VNCB để bảo đảm khoản vay, sau đó chỉ đạo cấp dưới thựuc hiện việc cho vay.

Khi thực hiện việc cho vay, các bị cáo biết rõ Phạm Công Danh là chủ tịch VNCB, là đối tượng không được phép dùng tiền của VNCB đer tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho mình theo quy định của Luật tổ chức tín dụng năm 2010.
Các bị cáo đã cố tình bỏ qua các quy định bắt buộc phải làm với mục đích thu được tiền lợi nhuận từ các khoản tiền gửi của VNCB.

Hành vi của các bị cáo đã giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội nên phải chịu trách nhiệm.

Đối với các lãnh đạo của TPBank và BIDV, tài kiệu điều tra đã chứng minh rõ các đối tượng bị đề nghị điều tra có hành vi vi phạm trong hoạt động cho vay nhưng chưa đủ căn cứ xác định hành vi đồng phạm với Phạm Công Danh.

14:28

Phiên toà chiều nay bắt đầu làm việc

Đối với các bị cáo Lê Duy Thọ, Vũ Viết Minh Quân, Ong Khắc Chung, Hà Văn Bình, Đỗ Việt Bun, ... cũng đã giúp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB, đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trong”.

Đối với 19 bị cáo là giám đốc các công ty của Phạm Công Danh đã thực hiện các hành vi: ký các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc vay tiền tại các ngân hàng trong vụ án này; ký các hợp đồng tín dụng;... tạo điều kiện để Phạm Công Danh có được tiền, gây thiệt hại cho VNCB nên các bị cáo phải chịu trách nhiệm liên đới về hậu quả do hành vi của mình gây ra.

Đối với những người có liên quan, quá trình điều tra, CQĐT xác định có 140 người có liên quan đến việc thựuc hiện hành vi phạm tội của Phạm Công danh và các đồng phạm. Tuy nhiên, dựa vào các tài liệu thu thập đựơc, CQĐT đánh giá hành vi của 140 người có liên quan đó không cấu thành tội phạm và đề nghị cơ quan quản lý tiến hành xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật nghiêm khắc.

13:59
xet xu pham cong danh tram be chieu 257 cong bo cong van cua vksnd toi cao
Các bị cáo tại phiên toà sáng 25/7. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Trước đó, trong phiên toà sáng cùng ngày, 2 vị đại diện VKS TP HCM đã tiếp tục công bố báo trạng truy tố các bị cáo về hành vi gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng của VNCB.

Theo đó, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập có trong hồ sơ vụ án, cáo trạng xác định Phạm Công Danh là người đề ra chủ trương và chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.630 tỷ đồng của VNCB sang thị trường 2 tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng đó lấy tiền để Danh sử dụng.

45 bị cáo còn lại được xác định là đồng phạm có vai trò giúp sức và tạo điều kiện cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho VNCB.

Kết thúc phiên toà sáng, HĐXX cho biết, kế hoạch phiên toà chiều sẽ tiếp tục công bố cáo trạng, công văn 15 của VKSND Tối cao. Nếu còn thời gian, HDXX sẽ chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo.

Tuy nhiên, để đúng tiến độ diễn ra phiên toà theo dự kiến, HĐXX sẽ chỉ thẩm vấn những vấn đề mới của vụ án, những vấn đề đã được làm rõ trong phiên toà 8/1 sẽ không được đề cập lại.

xet xu pham cong danh tram be chieu 257 cong bo cong van cua vksnd toi cao Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê sáng 25/7: Sử dụng 12 công ty 'sân sau' để vay 4.700 tỷ đồng

Sáng 25/7, vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.