Chị Nguyễn Kim Thư (Thái Nguyên) không cho con ăn theo một phương pháp ăn dặm cụ thể nào, mà kết hợp cả 3 phương pháp là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé chỉ huy (BLW).
Bé Thanh Lâm (tên ở nhà là Bắp), con chị Kim Thư hiện đã hơn 1 tuổi, được mẹ cho ăn dặm khi gần 6 tháng. Điểm đặc biệt là bé Bắp được thử và ăn theo cả ba phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm bé chỉ huy (BLW).
|
Chị Kim Thư (Thái Nguyên) áp dụng cả 3 phương pháp ăn dặm cho con mình. |
Trước khi cho con ăn dặm, chị Kim Thư đã tìm hiểu rất kỹ ưu nhược điểm của cả ba cách ăn dặm trên. Ăn dặm truyền thống có ưu điểm là dễ nấu, tiết kiệm thời gian, tuy nhiên lại có hạn chế về khả năng nhai, tự dùng thìa ăn và nhận biết mùi vị từng món ăn riêng lẻ. Trong khi đó hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW khắc phục hoàn toàn nhược điểm trên. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, chị Kim Thư quyết định áp dụng từng phương pháp cho từng giai đoạn của bé Bắp như sau:
Giai đoạn 5-7 tháng: Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống
Giai đoạn 8-10 tháng: Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW
Giai đoạn 10 tháng trở đi: Ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW
|
Đồ ăn chị Thư chuẩn bị cho bé Bắp khi cho bé ăn theo ăn dặm kiểu Nhật. |
|
Khi cho bé ăn theo ăn dặm truyền thống. |
|
Khi cho bé ăn theo ăn dặm BLW. |
Chia sẻ về lý do tại sao lại áp dụng như vậy, chị Thư cho biết “cho con ăn theo cả ba phương pháp để con học được hết các kỹ năng và nhận biết con thích gì”. Ở giai đoạn đầu của ăn dặm, chị chủ yếu cho con ăn theo ăn dặm kiểu Nhật để con nhận biết mùi vị thức ăn và kết hợp cả ăn dặm truyền thống để đổi bữa cho con. Giai đoạn 2 từ 8-10 tháng, bé Bắp được ăn hoàn toàn theo ăn dặm kiểu Nhật. Từ 10 tháng trở đi, chị ngừng ăn dặm kiểu Nhật và cho con ăn theo ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW. Vì đây là giai đoạn phù hợp nhất để hỗ trợ con học kỹ năng bốc nhón, cầm thìa tự ăn.
|
Bé Bắp con chị Thư hiện đã hơn 1 tuổi, rất kháu khỉnh đáng yêu. |
Nguyên tắc đầu tiên khi cho con ăn dặm của chị Thư là “không ép con ăn, con không ăn là dừng ngay”. Chị tin rằng khi con muốn ăn tự khắc con sẽ ăn rất ngon miệng. Ngoài ra bà mẹ này cũng đặt ra tiêu chí: “không bế rong, không ti vi, không điện thoại, không chuyện trò trong giờ ăn”. Tất nhiên “ăn dặm mang đúng nghĩa của ăn dặm, thức ăn của bé Bắp vẫn chủ yếu là sữa mẹ”. Chị Thư quy định giờ ăn dặm của con như sau:
- Giai đoạn đầu, cho con ăn 1 bữa ăn dặm vào lúc 5h30-6h tối.
- Sau 1 tháng, tăng lên 2 bữa ăn dặm/ ngày. Một bữa vào10h30-11h trưa, một bữa vẫn vào lúc 5h30-6h tối. Thời gian còn lại bé Bắp bú sữa mẹ.
Về bí quyết để con ngon miệng, chị Thư chia sẻ “cứ đổi bữa, đổi món cho con, tham khảo nhiều thực đơn trên mạng, sách hướng dẫn ăn dặm là bé sẽ hợp tác tốt”. Sau đây là một số món ăn dặm cho bé, theo cả ba phương pháp, các mẹ có thể tham khảo cho con em mình.
|
Đậu cove và hạt sen. |
|
Bí ngô hấp/ luộc trộn nước luộc hoặc sữa mẹ. |
|
Bí và rau dền cơm. |
|
Xoài nghiền. |
|
Bơ trộn sữa mẹ. |
|
Cà rốt nghiền. |
|
Cháo đậu đỏ. |
|
Ngô ngọt nghiền. |
|
Khoai lang tím. |
|
Cháo hoa thiên lý và củ cải trắng. |
|
Chuối trộn sữa. |
|
Ngô, bí xanh, bí đỏ và cải trắng. |
|
Cà chua, hạt sen, khoai tây. |
|
Củ dền. |
|
Bí ngòi, rau mồng tơi. |
|
Cháo gà cà rốt. |
|
Cháo cà rốt, ngô ngọt. |
|
Cháo lươn bí đỏ. |
|
Cháo cá hồi, mồng tơi. |
|
Cháo chim. |
|
Cháo kê gà, rau ngót. |
|
Cá quả cấp đông cho bé. |
|
Nước ninh xương gà. |