Thông báo tạm dừng nhập các sản phẩm may mặc từ các đối tác Việt Nam với lí do "tái cấu trúc được Central Group đột ngột đưa ra vào tối 2/7, khiến nhiều doang nghiệp trở tay không kịp.
Theo đó, Big C cho biết dừng thu mua các mặt hàng may mặc được sản xuất bởi các đối tác tại Việt Nam, bắt đầu ngay từ ngày 2/7.
Thông báo đột ngột của Big C gửi các nhà cung cấp hàng may mặc Việt Nam.
Trong thư gửi tới các đối tác, Big C cho hay: "Nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam, chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019".
Thông báo cũng nêu rõ: "Tất cả vấn đề phát sinh trước ngày 2/7 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của hợp đồng hợp tác thương mại".
Do đó, kể từ tối qua, các hệ thống của Big C trên khắp cả nước đã tạm ngừng nhận, nhập các lô hàng mới từ các đối tác. Sáng nay, ngày 3/7, Big C đã tiến hành trả hết hàng cho các doanh nghiệp.
Nguyên nhân được Big C đưa ra trước những động thái vô cùng bất ngờ này là do việc " tái cấu trúc ngành hàng may mặc" theo những hợp đồng thương mại của Central Group Thái Lan.
Chiều nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp tập trung tại trụ sở của Central Group ở TP HCM để làm rõ về sự việc này.
Đại diện Big C cho biết đây chỉ là thông tin chưa đầy đủ, và sẽ giải đáp thỏa đáng đến khách hàng, cũng như truyền thông.
Trước đó, vào năm 2016, Big C - hệ thông siêu thị lớn nhất tại Việt Nam đã rơi vào tay ông chủ người Thái, tập đoàn Central Group Thái Lan với giá hơn một tỉ USD.
Việc Central Group mua lại Big C hoàn toàn nằm trong kế hoạch chiến lược của tập đoàn này nhằm mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa trong khu vực ASEAN.
Chiều 3/7, nhiều doanh nghiệp là các đối tác của Big C đã kéo đến trụ sở Central Group tại TP HCM yêu cầu làm rõ thông báo dừng nhập sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam. (Ảnh:TGHN).
Central Group là một trong những tập đoàn lớn nhất củaThái Lan, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuỗi cửa hàng bán lẻ, khách sạn và nhà hàng.
Big C sau khi về tay Central Group đã xây dựng được một mạng lưới gồm 43 cửa hàng và 30 khu trung tâm mua sắm trải dài từ Nam ra Bắc, và đạt doanh thu chưa thuế khoảng trên 10.000 tỉ đồng, tăng trưởng đều đặn qua các năm.
Nguyên nhân chính khiến Central Group nhắm đến Big C chứ không phải một hệ thống siêu thị nào khác, đó là vì Big C Việt Nam đã xây dựng được một mối quan hệ tốt không chỉ giữa các nhà cung cấp và các khách hàng. Điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc phát triển và mở rộng thêm nữa mạng lưới.
Trước thương vụ này, nhiều chuyên gia đã lên tiếng bày tỏ lo ngại khi cho rằng, hàng Thái sẽ theo Central Group tràn vào Việt Nam, o ép hàng Việt ngay tại sân nhà bằng hệ thống các siêu thị rộng lớn của Big C.
Về phần mình, để trấn an dư luận, Central Group cũng đã đi vào hợp tác chiến lược với nhà bán lẻ điện máy Nguyễn Kim, với những cam kết, định hướng rõ ràng trong việc góp phần vào việc thúc đẩy người Việt dùng hàng Việt.
Tuy vậy, việc Central Group bất ngờ dừng nhập các sản phẩm may mặc của các đối tác Việt Nam đã khiến nhiều người đặt dấu hỏi về những cam kết ba năm về trước của tập đoàn này.
Vào năm 2017, Big C cũng từng khiến các doanh nghiệp Việt Nam bức xúc vì đột ngột giảm bán hàng nhãn riêng. Khi đó, nhiều doanh nghiệp hợp đồng sản xuất hàng nhãn riêng của hệ thống này cũng trở tay không kịp vì tốn chi phí đầu tư máy móc để sản xuất hàng cho đại gia bán lẻ này.
Đại diện siêu thị này xác nhận từ đầu năm 2017, Big C có chính sách hạn chế phát triển hàng nhãn riêng. Những sản phẩm thương hiệu riêng chưa phù hợp với thị hiếu khách hàng hoặc chiến lược chung thì ngưng hẳn.
Nguyên nhân của quyết định này là để tập trung phát triển hàng Việt?
Tiêu dùng 12:57 | 09/07/2019
Tiêu dùng 16:25 | 06/07/2019
Tiêu dùng 16:27 | 05/07/2019
Tiêu dùng 10:06 | 05/07/2019
Tiêu dùng 18:14 | 04/07/2019
Tiêu dùng 13:31 | 04/07/2019
Tiêu dùng 09:25 | 04/07/2019
Tiêu dùng 07:30 | 04/07/2019