Covid-19 đang làm 24% công ty lớn nhất thế giới có nguy cơ hết tiền mặt

Theo dữ liệu thống kê được Nikkei Asian review công bố, nếu doanh số tiếp tục giảm 30% trong vòng 6 tháng tới, 24% doanh nghiệp lớn nhất thế giới sẽ rơi vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt.
24% công ty lớn nhất thế giới có nguy cơ "khát" tiền mặt - Ảnh 1.

Gần 1/4 các công ty lớn trên thế giới, ngoại trừ các tổ chức tài chính, sẽ hết tiền mặt nếu như doanh số tiếp tục giảm 30% trong vòng 6 tháng nữa. (Nguồn: Nikkei Asian Review).

Đại dịch virus Covid-19 đã phá hủy nền kinh tế thế giới, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn cầu ghi nhận dòng tiền hoạt động sụt giảm trầm trọng, làm cạn kiệt thanh khoản trong phân khúc kinh doanh này.

Giờ đây, nguy cơ tương tự đang đe dọa các ông lớn, khiến chính phủ các nước phải tăng cường hỗ trợ cho các công ty nền tảng, lo sợ họ sẽ chịu chung số phận với các công ty nhỏ hơn.

Sử dụng dữ liệu từ QUICK-FactSet, Nikkei Asian Review đã tính toán dòng tiền của hơn 3.400 công ty lớn nhất thế giới, có niêm yết trên sàn chứng khoán.

Với kết luận rằng khoảng 25% trong số họ sẽ mất toàn bộ thanh khoản, nếu việc giảm doanh số hằng năm duy trì ở mức 30% trong vòng 6 tháng tới.

Còn doanh số giảm 10% trong vòng 3 tháng tới, thì 9% các công ty lớn sẽ hết thanh khoản nếu như các công ty không gia hạn các khoản nợ đến kì đáo hạn.

Trong trường hợp doanh số giảm 30%, 24% công ty sẽ mất hết thanh khoản chỉ sau 6 tháng hoạt động. Con số này sẽ tăng lên 38% nếu kéo dài đến 12 tháng.

24% công ty lớn nhất thế giới có nguy cơ "khát" tiền mặt - Ảnh 2.

(Nguồn: Nikkei Asian Review).

Trong trường hợp thông thường, các công ty sẽ giải quyết vấn đề về dòng tiền bằng cách cắt giảm cổ tức, tái cấp vốn nợ hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường.

Tuy nhiên, ngay cả khi được tái cấp vốn, 9% các công ty lớn nhất thế giới sẽ cạn kiệt thanh khoản nếu doanh số tiếp tục giảm 30% trong 6 tháng tiếp theo. Con số này tăng lên 32% nếu mức sụt giảm là 60% trong 12 tháng.

Các công ty Nhật Bản thường nổi tiếng dự trữ tiền mặt cao, vẫn không thoát khỏi kịch bản u ám này.

Nếu doanh số các công ty này giảm 30% trong 6 tháng, 20% trong số họ sẽ rơi vào khủng hoảng tiền mặt.

Điều này đã khiến cho nhiều công ty lớn của Nhật Bản ráo riết huy động quĩ, trong đó điển hình có Nissan Motor, gần đây đã được cấp một khoản vay với hạn mức tín dụng rất lớn.

24% công ty lớn nhất thế giới có nguy cơ "khát" tiền mặt - Ảnh 3.

(Nguồn: Nikkei Asian Review).

Trước tình hình này, nhiều quốc gia đang gấp rút ban hành các biện pháp để giúp các công ty dễ dàng thu hút vốn hơn.

Trong tháng 4, hãng hàng không giá rẻ EasyJet đã được cấp một khoản vay trị giá 600 triệu bảng Anh (747 triệu USD) từ Ngân hàng Trung ương Anh.

Đại diện EasyJet đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguồn vốn nợ, trong bối cảnh hạn chế du lịch, đặc biệt là hàng không toàn cầu vẫn đang còn kéo dài hạn chế bay vì các nước "đóng cửa" chống dịch.

Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đang chuẩn bị một chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp trị giá tới 750 tỉ USD, bao gồm cả các loại trái phiếu rác.

Số tiền này chiếm tới 13% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành trong toàn nước Mỹ.

Ở Đức, chính phủ đã đưa ra chương trình cho vay không giới hạn trị giá 17,2 tỉ euro, đã ghi nhận hơn 100 triệu euro (tương đương 109 triệu USD) giá trị khoản vay được cấp cho doanh nghiệp.

24% công ty lớn nhất thế giới có nguy cơ "khát" tiền mặt - Ảnh 4.

(Nguồn: Nikkei Asian Review).

Nhật cũng thông báo đang chuẩn bị một kế hoạch tài chính trị giá 100 tỉ yên (tương đương 925 triệu USD) để hỗ trợ các công ty lớn. Tuy nhiên, con số này chiếm chưa đến 1% so với độ chi mạnh tay của Đức.

Ở một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính của Pháp – ông Bruno le Maire, cũng công khai đề cập đến việc quốc hữu hóa các công ty chủ chốt trong quốc gia này, với "ứng cử viên sáng giá nhất" hiện tại là nhà sản xuất ô tô Renault.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.