Central Group nói việc Big C dừng nhập hàng may mặc của Việt Nam là hiểu nhầm, sẽ giải quyết trong 2 tuần nữa?

Phía Central Group giải thích thông báo tạm dừng nhập sản phẩm may mặc từ các đơn vị cung cấp Việt Nam mà nhà bán lẻ này gửi đi vào tối qua, 2/7, đang bị hiểu nhầm. Big C đang kiểm tra hàng tồn, chuẩn bị tái cấu trúc ngành may mặc, và sẽ giải quyết với nhà cung cấp không quá 2 tuần nữa.

Chiều nay, trước hàng trăm nhà cung cấp và người lao động có mặt tại trụ sở Central Group Việt Nam (quận Phú Nhuận, TP HCM) yêu cầu làm rõ việc Big C bất ngờ thông báo tạm dừng thu mua các sản phẩm may mặc của Việt Nam, đại diện phía Central Group đã lên tiếng giải thích.

Phó Tổng Giám đốc Central Group Việt Nam - bà Nguyễn Thị Phương, xác nhận chính doanh nghiệp đã gửi thông báo đến các nhà cung cấp hàng may mặc cho Big C. Tuy nhiên, bà Phương cho rằng các nhà cung cấp đang hiểu nhầm nội dung của thông báo này.

IMG_6269

Chủ nhiều doanh nghiệp cung cấp hàng may mặc cho Big C kéo đến trụ sở Central Group đề nghị làm rõ nguyên nhân ngưng nhận hàng trong chiều 3/7. (Ảnh: Phúc Minh).

Central Group chỉ gặp, giải thích riêng với từng nhóm nhà cung cấp

Tại trụ sở Central Group, chiều 3/7, bà Nguyễn Thị Phương khẳng định doanh nghiệp không dừng hợp đồng với các nhà cung ứng đang cung cấp sản phẩm may mặc cho Big C.

 Điều đáng chú ý là bà Phương chỉ tiếp, trao đổi và giải thích về thông báo tạm dừng nhận hàng từ các nhà cung cấp hàng may mặc Việt Nam theo từng nhóm trên dưới 10 người, chứ không gặp chung tất cả doanh nghiệp có mặt.

bid

Đại diện Central Group thừa nhận đã gửi thông báo dừng nhập và đặt hàng theo hợp đồng cung ứng hàng may mặc đến đối tác, nhưng lại khẳng định đối tác đang hiểu nhầm nội dung!

Bà Phương nói việc không nhận sản phẩm từ các nhà cung cấp hiện nay chỉ là tạm ngừng, để doanh nghiệp kiểm tra tồn kho, chuẩn bị có quá trình tái cơ cấu lại ngành hàng may mặc. Đồng thời, bà cho rằng với những đơn hàng đã sản xuất và đã có cam kết nhập, thì Big C vẫn nhập bình thường.

Về thời hạn tạm ngưng này, đại diện Central Group Việt Nam cho biết sẽ giải quyết cho các doanh nghiệp trong 2 tuần tới. 

Tuy nhiên, sau khi được gặp đại diện Central Group, nhiều nhà cung cấp yêu cầu phía Central Group phải có một cuộc họp chung, gồm tất cả đơn vị cung cấp, để các bên được trực tiếp trình bày quan điểm. Các đơn vị cung cấp khẳng định cuộc họp chung này cũng giúp họ ghi nhận ý kiến, cũng như lời giải thích nhất quán từ phía Central Group, để không bị thiệt khi là nhà cung cấp lâu năm của Big C.

Central Group đồng tình và cho biết sẽ có một cuộc họp chung với các nhà cung cấp trong thời gian 2 tuần nữa, để giải quyết vấn đề mà các đơn vị vướng mắc.

65739135_376592919659208_5544772521091399680_n

66025800_449808578900195_8837686125452591104_n

Các doanh nghiệp may mặc cùng người lao động ngỡ ngàng kéo đến trụ sở Central Group chiều 3/7. (Ảnh: P. Minh).

Trao đổi với báo chí, đại diện Central Group Việt Nam khẳng định thông báo tạm dừng thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam, đang bị hiểu nhầm. Tổng giám đốc Big C sẽ làm việc với các doanh nghiệp để bàn bạc về mô hình mới, hướng tới hợp tác phát triển lâu dài.

Nỗi khổ mang tên "chiết khấu" khi đưa hàng vào Big C

Trả lời Người Lao Động chiều nay, ông Ngô Đức Hòa, đại diện công ty May quốc tế Thắng Lợi (chuyên cung cấp chăn, drap, gối) cho các hệ thống siêu thị, trong đó có Big C, cho biết chưa nhận được thông báo chính thức từ Big C về việc ngưng hợp đồng. Tuy nhiên, bộ phận thu mua của Big C có thông báo miệng, là sắp tới sẽ thu hẹp diện tích ngành hàng may mặc, để mở rộng diện tích siêu thị điện máy Nguyễn Kim (cũng thuộc Central Group Việt Nam).

rau_cu_2

3 năm gần đây, các doanh nghiệp đưa hàng vào Big C liên tục gặp khó khi nhà bán lẻ này đòi hỏi mức chiết khấu ngất ngưỡng. (Ảnh: T. Tân).

Ông Hòa cũng nhận định tình hình bán hàng vào Big C thời gian qua không được tốt, do hệ thống này tăng dần tỉ lệ chiết khấu, làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Ông nói hiện sản phẩm của các doanh nghiệp vào Big C phải chịu chiết khấu cao so với mặt bằng chung của các siêu thị khác. Một số nhà cung cấp không chịu nổi đã tự rút hàng.

Giữa năm 2016, sau khi chính thức về tay Central Group, hệ thống siêu thị Big C đã khiến các doanh nghiệp ngành hàng thủy sản phản ứng, khi đòi chiết khấu với nhóm hàng thủy hải sản tăng thêm 4,25-5,5%, lên mức 17-25%. Mức chiết khấu ngất ngưỡng này khiến các doanh nghiệp Việt gặp khó khăn, một số buộc phải ngưng hợp đồng.

Ngay sau đó, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn đến Big C, đề nghị không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời điều chỉnh giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các nhà cung cấp thủy sản.

Vào năm 2015, VASEP cũng từng có văn bản phản đối Big C đơn phương đòi nhà cung cấp hạ mức doanh thu đã cam kết, để siêu thị được thưởng.

Cụ thể, theo hợp đồng kí đầu năm 2015, siêu thị phải đạt doanh thu nhất định thì được doanh nghiệp thưởng. Đến cuối năm, do không đạt doanh thu như cam kết, Big C yêu cầu doanh nghiệp hạ doanh thu xuống. Các doanh nghiệp không đồng tình và VASEP phản đối nên sau đó Big C đành chấp nhận giữ nguyên mức doanh thu đã kí.

Trong thư gửi tới các đối tác tối 2/7, Big C cho hay: "Nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam, chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019".

Thông báo cũng nêu rõ: "Tất cả vấn đề phát sinh trước ngày 2/7 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của hợp đồng hợp tác thương mại".

Nguyên nhân được Big C đưa ra trước những động thái vô cùng bất ngờ này là do việc " tái cấu trúc ngành hàng may mặc" theo những hợp đồng thương mại của Central Group Thái Lan.

Do đó, kể từ tối qua, các hệ thống của Big C cả nước đã tạm ngừng nhận, nhập các lô hàng mới từ các đối tác. Sáng nay, ngày 3/7, Big C đã tiến hành trả hết hàng cho các doanh nghiệp.


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.