Đừng hỏi vì sao LGBT hay bị kì thị?

Muốn hòa nhập vào cộng đồng nhanh, chính bản thân mỗi LGBT cần tự nâng cao kiến thức, hành động và cư xử đúng theo chuẩn văn minh xã hội.

Những tấm gương vươn lên chính mình, những hình ảnh cá nhân tiêu biểu, các doanh nhân thành đạt là người LGBT ngày càng ghi điểm trong mắt công chúng. Xã hội đang có cái nhìn mới về LGBT, có thể một phần hơi định kiến nhưng không thể phủ nhận rằng: “Thành viên LGBT khá tài năng và đạt được nhiều thành công.”

Thế nhưng, bên cạnh đó, không ít những ánh nhìn đôi lúc còn mang tính mỉa mai hay nhẹ nhàng hơn là cái chẹp miệng, tặc lưỡi nói: “Ôi chúng là LGBT đó.”, “Kệ thôi, bọn LGBT nó vẫn vậy!” khi gặp một tình huống nào đó gắn liền với người LGBT. Thiết nghĩ, trong một xã hội đang mở rộng chào đón LGBT, đâu đó có những ánh nhìn kì thị thì điều đó không hẳn là do định kiến ăn sâu vào tiềm thức mọi người mà có thể chính một số thành viên LGBT đang tự đẩy mình vào “nhóm LGBT bị xã hội kì thị”.

Dưới đây là một vài lý do xuất phát từ chính LGBT khiến người khác kì thị.

1. LGBT “nhạy cảm vô cùng”

Đây là đặc tính mà rất nhiều LGBT đang mắc phải. Các bạn tự cho rằng mình có quyền nghi ngờ, có quyền nhạy cảm. Chính sự thể hiện thái quá là điều khiến người khác nhìn bạn như một kẻ tội lỗi, khác xa đồng loại. Hôm trước, tôi nghe lại chuyện một bạn kể: Bạn ấy là người dị tính, nhắn tin hỏi một bạn là LGBT đăng ký tham gia hoạt động. Bạn hỏi: “Cậu có phải là gay không?” Một câu hỏi cực kỳ bình thường nhưng bạn LGBT bỗng dưng nổi đóa lên, dạng rất tổn thương: “Mình là gay đấy! Có sao không?” Dường như một câu hỏi hỏi thăm bình thường của người khác cũng bị coi là “câu hỏi kì thị” với mình.

dung hoi vi sao lgbt hay bi ki thi
Nhiều LGBT "rất nhạy cảm" trước câu hỏi của người lạ. (Ảnh minh họa).

Cách cư xử thích “xù lông nhím” hỏi sao người khác lại không có cái nhìn khác lạ về LGBT. Đơn giản một điều người dị tính không phải ai cũng có thể biết được bạn là ai, là gay hay là trans, là les đơn thuần hay một sb (là đồng tính nữ thích ăn mặc theo phong cách tomboy). Chỉ có cách hỏi để biết, để xưng hô nhưng nhiều bạn LGBT lại cho rằng: “Họ động chạm đến mình!”, “Họ thích mỉa mai mình.” Ngay cả đến việc người dị tính đôi lúc chưa thể nhuần nhuyễn các thuật ngữ xưng hô. Họ hay nhầm chuyển giới nữ, chuyển giới nam. Có lúc, một chuyển giới nữ, họ vô tình gọi là “anh” hay một les thích phong cách tomboy bị gọi thành “chị”,… Muôn kiểu xưng hô chắc chắn người lần đầu tiên gặp không thể “gọi đúng” nhưng dường như không ít LGBT đánh đồng đó là người ta khinh mình.

Mới hôm trước, tôi lại nghe thấy một chuyện. Một bạn chuyển giới được hẹn lịch phỏng vấn tỏ ra rất hào hứng chuẩn bị đi. Đến ngày hẹn, bạn chẳng trả lời, ỉm đi. Sau đó chỉ nhắn lại một cái tin: “Do tâm lý mình không ổn định mình không thể đi.” Có thể thời điểm ấy, bạn đang gặp vấn đề nào đó trong mối quan hệ công việc, gia đình nhưng vô tình chung, việc không giữ đúng lời hẹn, thích “sớm nắng chiều mưa” là hành động tự đẩy mình vào “bị kì thị”.

2. Trang phục, lời nói ngược với thẩm mỹ

Một nỗi đau khổ của người chuyển giới đôi lúc lại chính là giọng nói. Khi chưa có sự tác động của hoóc môn, giọng nói của người chuyển giới vẫn còn giữ nguyên như ban đầu. Chắc chắn rằng, hình ảnh một cô gái xinh đẹp với giọng nói ồm ồm hay một chàng trai với âm giọng lanh lảnh cũng sẽ gây chú ý cho người ngoài. Điều này chúng ta khó trách thành viên LGBT hay người ngoài. Bởi bản thân con người đều hay có tính tò mò, dễ bị chú ý bởi những điều khác lạ đập ngay vào mắt hay tai.

Tuy nhiên, trong quá trình trò chuyện, tôi nhận thấy nhiều LGBT thường sử dụng ngôn ngữ lóng với âm giọng khác thường như muốn gây sự chú ý. Đó là điều hoàn toàn không nên bởi như vậy, chính bạn đang tự đẩy mình vào hình ảnh xấu trước con mắt của người khác.

dung hoi vi sao lgbt hay bi ki thi
Lựa chọn trang phục hay cách ứng xử hợp lý là việc mà các LGBT nên làm. (Ảnh minh họa).

Đặc biệt, vấn đề trang phục, bạn là LGBT, bạn có quyền mặc quần áo cầu vồng tham dự sự kiện của cộng đồng nhưng không có nghĩa là có thể mặc đồ như vậy đến các chương trình dành chung cho tất cả mọi người. Đôi lúc, một bạn chuyển giới nữ cố tình trang điểm đậm, son phấn lờ loẹt, váy vóc rườm rà tạo gu ngoại hình “khác lạ” dễ trở thành “đối tượng” bị người ngoài nhìn với ánh mắt lạ kỳ.

3. Thể hiện cách ứng xử trái thuần phong mỹ tục

Nếu một đôi nam nữ dị tính hôn nhau nơi quán café, nơi công cộng chắc chắn sẽ gây sự chú ý và ánh mắt dò xét của người ngoài. Và dĩ nhiên ánh mắt đó sẽ càng khó chịu hơn khi cặp đôi ấy là một cặp đồng tính nam hay cặp đồng tính nữ. Đó chỉ là một trong rất nhiều những cách ứng xử thiếu văn hóa của nhiều bạn trẻ LGBT khi xuất hiện chốn công cộng. Vô tình chung, các bạn đã tự khiến mình trở thành “nhóm đặc biệt, bị kì thị” trong con mắt của người khác.

dung hoi vi sao lgbt hay bi ki thi
Hãy hành xử như những người văn minh. (Ảnh minh họa).

Bản thân tôi thiết nghĩ, mình đã đặc biệt rồi thì hãy hòa đồng như mọi người khác đừng gây sự chú ý quá độc đáo về trang phục hay ngoại hình. Có thể bạn là người cá tính, thích thể hiện. Vậy thì đồng nghĩa với đó là hãy là người sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời dè bỉu. Khi bị người khác xoi mói bạn đừng tự hỏi: “Sao họ lại kì thị mình”.

Vẫn biết, các thành viên trong cộng đồng LGBT phải trải qua những tháng ngày hoang mang lo lắng, bị gia đình phản đối, bị bạn bè chế giễu nên sẽ dễ dàng nhạy cảm và bị tổn thương. Thế nhưng, chúng ta cần phải chứng mình, “sự ra đời của chúng ta là lẽ tự nhiên”. Muốn hòa nhập vào cộng đồng nhanh, chính bản thân mỗi LGBT cần tự nâng cao kiến thức, hành động và cư xử đúng theo chuẩn văn minh xã hội.

(Bài viết theo quan điểm cá nhân của một chàng trai chuyển giới)

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.