Facebook đã từng tính mua phần mềm gián điệp của Israel để giám sát người dùng iPhone

Đâm đơn kiện công ty chuyên phát triển phần mềm gián điệp, Facebook lại bị phản pháo và tiết lộ bí mật gây phẫn nộ cho người dùng.

Facebook đã kiện tập đoàn NSO Group của Israeli về việc phát triển phần mềm gián điệp nhắm vào người dùng WhatsApp của mình.

Tuy nhiên, tập đoàn mạng xã hội lớn này lại bị "gậy ông đập lưng ông" khi NSO Group tiết lộ chính Facebook đã từng liên hệ với họ để mua bản quyền spyware Pegasus nhằm theo dõi chính người dùng của mình, theo trang The Register cho biết.

CEO của NSO, Shalev Hulio đã cáo buộc trong một tuyên bố (tài liệu PDF) trước tòa án quận liên bang Hoa Kỳ rằng vào năm 2017, các đại diện của Facebook đã liên hệ với họ nhằm mục đích muốn sử dụng công nghệ của Pegasus để nhúng vào ứng dụng Onavo Protect.

Facebook đã từng dự tính mua phần mềm gián điệp của Israel để giám sát người dùng Apple - Ảnh 1.

Spyware Peagasus là công cụ thu thập thông tin lợi hại trên iOS. (Ảnh minh họa: Kaspersky).

Peagasus được thiết kế để thu thập tin nhắn, thông tin ứng dụng, nghe lén cuộc gọi, theo dõi vị trí, lấy mật khẩu và một số thông tin quan trọng khác trong thiết bị được cài đặt.

Onavo Protect được phát triển bởi Facebook vào năm 2013 trên nền tảng Android và iOS. Đây là ứng dụng VPN với chức năng là bảo vệ người dùng khi họ online và đặc biệt còn chặn các website độc hại trên iOS.

Tuy nhiên, ứng dụng này còn thu thập thông trên các thiết bị gởi về cho Facebook cũng như được định tuyến kết nối với các máy chủ Onavo để giám sát người dùng.

Apple đã phát hiện ra việc này và gỡ bỏ Onavo Protect khỏi AppStore vào năm 2018. Facebook đã ngừng hoạt động của nó vào tháng 5/2019.

Facebook đã từng dự tính mua phần mềm gián điệp của Israel để giám sát người dùng Apple - Ảnh 2.

Spyware đội lốt VPN của Facebook. (Ảnh minh họa: 9to5Mac).

Facebook cho rằng Pegasus sẽ trợ giúp cho việc giám sát iPhone và iPad hiệu quả hơn do thiết bị Apple thường khó bị xâm nhập hơn Android nên đã quyết định liên hệ với NSO, theo trang 9to5Mac chia sẻ.

Bởi vì NSO chỉ bán công cụ của mình cho cơ quan chính phủ chứ không hợp tác với các công ty cá nhân nên đã từ chối cung cấp bản quyền sử dụng cho Facebook.

Theo The Register, Facebook cho rằng các cuộc phản pháo này nhằm làm sao nhãng cuộc chiến pháp lý chống lại NSO của công ty vào tháng 10/2019. Ông lớn mạng xã hội này tuyên bố NSO đã lợi dụng các lỗ hổng bảo mật trong WhatsApp để cài đặt Pegasus trên các thiết bị.

Facebook là người đã khơi mào cho vụ kiện sau khi xóa tài khoản Facebook cá nhân của nhân viên NSO.

NSO cho rằng các cáo buộc của Facebook là vô căn cứ vì họ chỉ bán phần mềm của mình cho các cơ quan và đại diện của chính phủ chứ không tự vận hành các công cụ này. 

Họ còn khẳng định chưa từng hack thiết bị của người dùng và không thể chịu trách nhiệm cho việc sử dụng công cụ của khách hàng. NSO cũng lưu ý rằng họ chỉ giao dịch với cơ quan chính phủ được cấp phép theo luật xuất khẩu của Israel.

Hơn thế nữa, NSO cho rằng tòa án ở Oakland bang California không có thẩm quyền xét xử vụ án này do Đạo luật America's Foreign Sovereign Immunity Act (tạm dịch: Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài của Hoa Kỳ). 

Ngoài ra, họ cho rằng các hành động được mô tả trong vụ kiện thậm chí sẽ không tuân theo các điều khoản dịch vụ của phần mềm gián điệp.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.