Hãng hàng không lâu đời thứ 2 thế giới phá sản vì đại dịch Covid-19

Chưa đầy nửa năm, đại dịch Covid-19 đã khiến thêm một hãng hàng không phải ngã ngựa. Hãng bay lâu đời thứ 2 thế giới Avianca đã nộp đơn xin phá sản vì các áp lực tài chính do nhu cầu đi lại giảm trầm trọng.

Thời báo Tài chính đưa tin hãng hàng không Avianca của Colombia đã nộp đơn xin phá sản vào ngày hôm qua, 10/5. Đại diện hãng cho biết đại dịch Covid-19 đã đưa ra thách thức lớn nhất trong lịch sử đối với hãng này.

Trong hồ sơ gửi lên tòa án phá sản ở New York, Avianca nói rằng biện pháp này là cần thiết, để đảm bảo Avianca "có thể nổi lên như một hãng hàng không tốt hơn, hiệu quả hơn, hoạt động trong nhiều năm nữa".

Anko van der Werff, Giám đốc điều hành, cho biết: "Avianca đang đối mặt với cuộc khủng hoảng đầy thách thức nhất trong lịch sử 100 năm, khi đối mặt với các tác động của đại dịch Covid-19. Bước vào quá trình phá sản là một bước cần thiết để giải quyết các thách thức tài chính của chúng tôi".

Hãng hàng không lâu đời thứ 2 thế giới phá sản vì đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Avianca là hãng hàng không lớn thứ hai ở Mỹ Latinh, và là hãng hàng không lâu đời thứ hai trên thế giới. (Ảnh: France24).

Avianca là hãng hàng không lớn thứ hai ở Mỹ Latinh, chỉ sau hãng Latam của Chile, và là hãng hàng không lâu đời thứ hai trên thế giới sau KLM của Hà Lan. Hãng này được thành lập ở thành phố Barranquilla của Colombia vào năm 1919, chỉ 16 năm sau chuyến bay đầu tiên trong lịch sử của anh em nhà Wright, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên thành công.

Hãng bay này đã chở hơn 30 triệu hành khách vào năm ngoái đến 76 điểm tại 27 quốc gia ở châu Mỹ và châu Âu, tạo ra doanh thu 4,6 tỉ USD vào năm 2019, và sử dụng 21.000 lao động. Hầu hết các lao động đã, đang và sẽ bị mất việc do Covid-19. 

Avianca cho biết doanh thu hợp nhất của hãng đã giảm hơn 80% kể từ khi các chuyến bay không thế cất cánh vào giữa tháng 3 vừa qua.

Các hãng hàng không niêm yết ở New York đã có vấn đề tài chính trong nhiều năm, và sống sót sau thủ tục phá sản vào đầu những năm 2000. Năm ngoái, chủ sở hữu và doanh nhân lâu năm Germán Efromovich đã bị "đá ra" trong một cuộc đảo chính của hội đồng quản trị, và công ty đang nằm trong tay Kingsland Holdings, do United Airlines kiểm soát.

Một hội đồng mới công bố việc tái tài trợ chính cho khoản nợ của công ty và Avianca, đã tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của hãng vào tháng 11 năm ngoái. Avianca tuyên bố rằng họ "đã trở lại đúng hướng và sẵn sàng bay tiếp trong một thế kỉ nữa".

Kể từ khi xảy ra đại dịch, ông Anko van der Werff đã vận động để được chính phủ Colombia giúp đỡ. Ông khẩn thiết bộc bạch rằng hãng hàng không cần một khoản vay của nhà nước, không phải là một gói cứu trợ đầy đủ. Nhưng điều đó chưa được thực hiện.

Avianca đã phải đối mặt với khoản trả nợ lên đến 65 triệu USD. Colombia, nơi Avianca có hơn 50% thị phần, đã áp dụng các biện pháp phong tỏa chặt chẽ để chống lại tác động của đại dịch Covid-19, bao gồm cả việc dừng tất cả các chuyến bay quốc tế và nội địa cho đến ít nhất là cuối tháng này. 

Avianca cho biết 88% các quốc gia mà họ hoạt động đã áp đặt các hạn chế vận chuyển hàng không toàn bộ hoặc một phần.

Hãng hàng không lâu đời thứ 2 thế giới phá sản vì đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Các khoản nợ đáo hạn lên đến hàng chục triệu USD liên tục ập tới, khiến hãng bay này phá chọn cách phá sản. (Ảnh: Bloomberg).

Các hãng hàng không trên khắp thế giới đã bị Sars-CoV-2 tấn công trực diện. Điều này đã khiến 90% du lịch hàng không toàn cầu giảm, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Tổ chức này ước tính, doanh thu ngành dịch vụ này trên toàn thế giới sẽ giảm 314 tỉ USD trong năm nay.

Tháng 3 vừa rồi, hãng hàng không Flybe của Anh đã phải giả biệt bầu trời, sau khi nhu cầu đi lại giảm mạnh. 

Hãng hàng không độc lập lớn nhất châu Âu vốn đang gặp khó khăn, nhanh chóng trở thành nạn nhân lớn đầu tiên của đại dịch Covid-19. Thất bại của một hãng hàng không kết nối tất cả các thành phố lớn của Anh với các đầu mối giao thông trọng điểm ở châu Âu, không chỉ khiến khoảng 2.400 công nhân bị thất nghiệp, mà còn tổn thương cho một số sân bay và nền kinh tế khu vực bị ảnh hưởng.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.