Học hỏi kiến trúc sư trẻ cách cải tạo căn hộ siêu nhỏ có tuổi đời hơn nửa thế kỉ

Sự bảo tồn hoàn toàn có thể song hành cùng sự bền vững, vậy nên thay vì "đập đi xây lại" và đánh mất đi những giá trị tinh thần từ những năm 1950 thì căn hộ này đã được cải tạo thành một không gian sống tuy nhỏ nhưng hiện đại và phù hợp hơn với nhu cầu của cuộc sống đô thị mới.
%C2%A9STS_Douglas+Residence-163

(Ảnh: J-IN)

Theo tác giả Kimberley Mok từ trang Tree Hugger, sự bảo tồn hoàn toàn có thể song hành cùng sự bền vững, vậy nên thay vì "đập đi xây lại" và đánh mất đi những giá trị tinh thần đã tạo nên linh hồn của căn hộ này, một công ty thiết kế đến từ nước Úc có tên J-IN đã cải tạo lại căn hộ từ những năm 50 của thế kỉ trước này, biến nó thành một không gian sống tuy nhỏ nhưng hiện đại và phù hợp hơn với nhu cầu của cuộc sống đô thị mới.

Nằm ở Fitzroy thuộc thành phố Melbourne, căn hộ có tên George rộng 28m2 này vốn được thiết kế với nhiều bức tường để ngăn cách các không gian khác nhau trong nhà và chính điều này khiến không gian càng tù mù và chật chội.

%C2%A9STS_Douglas+Residence-023

(Ảnh: J-IN)

Để mở rộng không gian, kiến trúc sư Douglas Wan đã lắp đặt thêm các rầm thép để củng cố thêm phần khung của căn hộ, nhờ thế mà việc phá bỏ hầu hết các bức tường ngăn phòng nói trên trở nên khả thi và dễ dàng hơn.

%C2%A9STS_Douglas+Residence-354

(Ảnh: J-IN)

%C2%A9STS_Douglas+Residence-406

(Ảnh: J-IN)

Mục tiêu của Wan là tạo ra một không gian sống rộng rãi và đa chức năng hơn bằng cách sử dụng nền tảng tích hợp để có thêm chỗ chứa đồ. Nếu bỏ hết gối, chăn và các đồ dùng khác không dùng đến vào từng thời điểm trong ngày vào các tủ đựng đồ thì nơi vốn là giường ngủ này có thể chuyển thành khu vực sinh hoạt chung hoặc nơi làm việc chỉ trong một tích tắc. Việc lựa chọn sơn tường và các vật dụng trong nhà đều sáng màu tạo cảm giác rộng rãi hơn nữa cho không gian.

(Ảnh: J-IN)

Cả hành lang dẫn ra cửa ra vào, bếp và phòng tắm đều sử dụng chung một loại gỗ ép màu sáng làm cửa và khoang chứa đồ bên trong màu tối nhằm kết nối tất cả không gian thành một thể thống nhất.

%C2%A9STS_Douglas+Residence-274

(Ảnh: J-IN)

Màu sắc chủ đạo của căn bếp là đen, từ bệ bếp cho đến đá lát. Đây được xem là điểm nhấn của căn hộ nhưng đồng thời cũng có thể tạo cảm giác thu hẹp không gian. Tuy nhiên do phòng khách và phòng bếp không có sự ngăn cách nên ánh sáng tự nhiên vẫn có thể chiếu vào khu vực này và tầm nhìn hoàn toàn không bị cản trở, vậy nên màu đen sẽ hoàn thành "nhiệm vụ" cao cả nhất của nó là tạo điểm nhấn cho không gian.

%C2%A9STS_Douglas+Residence-235

(Ảnh: J-IN)

Phòng tắm cũng được thiết kế theo tông màu đen với tường lát gạch đen, mạch vữa màu đỏ tạo điểm nhấn. Để không làm tầm nhìn bị hạn chế thì phòng tắm sẽ không có cửa mà hoàn toàn để ngỏ.

%C2%A9STS_Douglas+Residence-321

(Ảnh: J-IN)

Căn hộ này áp dụng rất nhiều nguyên tắc thiết kế không gian nhỏ hẹp ví dụ như phá bỏ tường, sử dụng đồ nội thất đa chức năng, lựa chọn các màu sắc và chất liệu có khả năng "ăn gian" diện tích và kết nối các không gian thay vì phân chia rạch ròi phòng nào vào việc nấy. Kết quả là một căn hộ chật hẹp, bí bách đã trở thành một không gian sống sáng sủa, rộng rãi, tiện nghi hơn và chắc chắn sẽ còn được sử dụng lâu dài trong tương lai.

Axxo+Final

(Ảnh: J-IN)

23+George+St+-+Presentation+PLAN

(Ảnh: J-IN)

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.