Ảnh minh họa. |
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;...
Niềm vui háo hức, phấn khởi của một thanh niên trước giờ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. (Ảnh: TTXVN). |
Theo Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định cá nhân được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp sau :
"1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo".
Ảnh minh họa. (Nguồn: VOV). |
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT sửa đổi một số Thông tư liên tịch về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/12/2018.
Cụ thể, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập ngoài được xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) như quy định trước đây tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, còn có thể được xếp vào các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các ký tự đầu của mã số hạng là V.07).
Ảnh minh họa. |
Từ ngày 1/12, người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi trong quá trình khám chữa bệnh.
Về những quyền lợi cụ thể của bệnh nhân BHYT kể từ khi Nghị định 146 có hiệu lực, đại diện Bộ Y tế cho biết, người tham gia BHYT sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi như: Trường hợp người đi khám chữa bệnh không đúng thủ tục, khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng BHYT được thanh toán trực tiếp từ cơ quan BHXH với mức hưởng tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tương đương là không quá 0,15 lần mức lương cơ sở đối với khám chữa bệnh ngoại trú và không quá 0,5 lần khi khám chữa bệnh nội trú; đối với tuyến tỉnh và tương đương tối đa không quá 1 lần mức lương cơ sở đối với điều trị nội trú; tại tuyến trung ương không quá 2,5 lần mức lương cơ sở đối với khám chữa bệnh nội trú.
Hỏi đáp pháp luật: Không có BHYT vẫn được cấp thuốc miễn phí, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Hỏi đáp pháp luật ngày 29/11 có những vấn đề nổi bật sau: Cho gái mại dâm thuê nhà nghỉ để bán dâm phạm tội ... |
Hỏi đáp pháp luật: Phí công chứng mua bán nhà, cách kiểm tra công ty có đóng BHXH
Hỏi đáp pháp luật ngày 28/11 có những vấn đề nổi bật sau: Thế nào là game đánh bạc trên mạng internet; Làm lại đăng ... |
Làm lại đăng ký xe máy và bằng lái ở đâu?
Việc cấp giấy phép lái xe (bằng lái xe) sẽ không phụ thuộc vào nơi bạn có hộ khẩu hay phụ thuộc vào nơi bạn ... |
Hỏi đáp pháp luật: Đăng ký biển số xe máy điện, chuyển nơi nhận lương hưu
Hỏi đáp pháp luật ngày 27/11 có những vấn đề nổi bật sau: Xe máy điện có đăng ký được biển số giống xe máy ... |
Pháp luật 20:30 | 03/06/2019
Pháp luật 10:32 | 09/05/2019
Pháp luật 09:56 | 25/04/2019
Pháp luật 17:20 | 28/03/2019
Pháp luật 03:47 | 26/02/2019
Pháp luật 10:16 | 18/02/2019
Pháp luật 09:00 | 18/02/2019
Pháp luật 09:34 | 12/02/2019