Làm gì để đối phó bệnh tật mùa mưa bão?

Nước ta đang bước vào mùa mưa bão, đây là thời điểm tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra, môi trường bị ô nhiễm, các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh gây ra nhiều loại dịch bệnh.
6 bệnh nguy hiểm dễ 'tấn công' cơ thể trong mùa hè
10 điều không được quên khi du lịch mùa mưa bão

Chiều tối nay, bão cơn bão số 3 có tên là Sơn Tinh sẽ đổ bộ vào nước ta, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Mỗi cơn bão đi qua sẽ gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

lam gi de doi pho benh tat mua mua bao
Theo các chuyên gia y tế dự phòng, trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải dối diện với rất nhiều bệnh tật do ảnh hưởng môi trường sống. (Ảnh: vietq)

Trong và sau mưa, bão, lũ lụt, rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước lan đi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường và tăng nhanh khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm. Rác thải và xác động vật chết ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của người dân, là nguyên nhân gây các loại dịch bệnh như: Tiêu chảy, đau mắt đỏ, tả, lỵ, thương hàn, các bệnh về da... Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh bệnh dịch lây lan.

Một số căn bệnh dễ gặp phải trong mùa mưa bão và cách để phòng tránh chúng:

Bệnh đường hô hấp

Thời tiết mùa mưa bão rất thất thường, sáng nắng chiều mưa, nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, mưa to kéo dài… Điều này khiến cơ thể con người khó thích nghi dẫn tới hiện tượng bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm lạnh. Biểu hiện bệnh là đau đầu, ho, sổ mũi, đau họng... trẻ em là đối tượng dễ mắc hơn cả.

Trong thời tiết như hiện nay, cha mẹ cần hết sức lưu ý tới tình trạng sức khỏe của trẻ. Cho trẻ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên như hoa quả giàu vitamin C, thịt cá trứng sữa. Cho trẻ ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, vận động hợp lý. Nếu trẻ bị sổ mũi, cha mẹ có thể tiến hành rửa mũi cho bé hàng ngày.

Nếu bé bị sốt, cha mẹ cần cho bé hạ sốt đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, cho bé ở nơi tránh gió lùa, tránh môi trường có khói thuốc lá…

Bệnh sốt xuất huyết

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết mọi người cần tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

Ngoài ra, cần lưu ý việc phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, người dân cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

lam gi de doi pho benh tat mua mua bao

Các bệnh về da

Sau mùa mưa, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân, mẩn ngứa...

Để phòng tránh các căn bệnh này, người dân cần chú ý chọn lộ trình phù hợp tránh các con đường ngập nước. Khi làm công việc bắt buộc phải tiếp xúc với nước hoặc ra ngoài trời mưa, cần chuẩn bị sẵn áo mưa hoặc các đồ bảo vệ khác.

Nếu chẳng may dính nước mưa, nước ngập, người dân cần vệ sinh sạch sẽ, lau khô. Khi da bị tổn thương, ngứa, loét, là chỗ vi khuẩn tấn công tạo thành những mụn mủ trên da cần vệ sinh thật sạch bằng cồn nhẹ, nước sạch và đến ngay thầy thuốc.

Bệnh đường tiêu hóa

Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc amíp, Giardia. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.

Để phòng chống bệnh về tiêu hóa, bạn cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện tốt việc ăn chín uống sôi…

Hạn chế ăn các loại rau có lá vì ngập úng sẽ làm rau bị ô nhiễm bùn đất, nhiễm khuẩn từ nước bẩn. Không ăn các loại thuỷ sản không rõ nguồn gốc bởi nếu đánh bắt tại các vùng nước ô nhiễm như ruộng mới phun thuốc, đường phố nơi đang bị ô nhiễm bởi nước thải và xăng dầu... sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa.

Để phòng bệnh đau mắt đỏ, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

lam gi de doi pho benh tat mua mua bao
lam gi de doi pho benh tat mua mua bao Những bệnh nguy hiểm thường gặp mùa mưa bão

Mùa mưa bão, cơ thể trở chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đặc biệt, sau những ...

lam gi de doi pho benh tat mua mua bao Những cách giải cảm hiệu quả trong mùa mưa bão

Cảm lạnh, cảm cúm là tình trạng thường gặp vào những ngày thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay. Thế nên, ngay khi ...

lam gi de doi pho benh tat mua mua bao 'Điểm mặt' các căn bệnh hay gặp mùa mưa bão

Mùa mưa tuy khí hậu có phần mát mẻ, dễ chịu nhưng lại là thời điểm các loại vi khuẩn hoạt động và gây bệnh ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.