Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng GDP

Trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid - 19 đến nền kinh tế, lần đầu tiên Trung Quốc quyết định không đặt mục tiêu GDP cho năm 2020.

Trung Quốc đã đưa ra một quyết định chưa từng có trong tiền lệ, đó là không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020, trước những tác động không chắc chắn của đại dịch Covid - 19 đối với nền kinh tế quốc gia.

Trung Quốc không đặt mục tiêu GDP cho năm 2020

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi chưa đặt mục tiêu cụ thể cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay", Phó Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường cho biết trong một thông cáo gửi bằng tiếng Anh ngày 22/5.

"Đó là bởi vì Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số yếu tố khó dự đoán trong tương lai, và sự không chắc chắn liên quan đến đại dịch Covid - 19 trong môi trường kinh tế và thương mại thế giới", ông Lí cho hay.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc không đặt mục tiêu GDP cho năm - Ảnh 1.

Thủ tướng Lí Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc không đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020. (Ảnh: CNBC).

Tuyên bố này là một phần của cuộc họp Quốc hội thường niên tại Trung Quốc, đã bị trì hoãn khoảng 2 tháng, trước sự bùng phát của đại dịch Covid - 19. Các nhà phân tích hi vọng rằng trong cuộc họp này, ông Lí có thể chia sẻ mục tiêu GDP của Trung Quốc trong năm 2020.

Năm ngoái, GDP thực tế của Trung Quốc đạt 6,1% trong khi họ đặt ra mục tiêu là từ 6% - 6,5%.

"Cắt giảm mục tiêu tăng trưởng GDP là một việc tốt. Điều đó cho thấy họ thực sự có ý định thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng bền vững, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu và tập trung vào khu vực tư nhân", ông Michael Pettis, Giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh, nói.

"Tuy nhiên, nếu họ chỉ bỏ tạm thời, trong khi cố gắng phân tích tác động đầy đủ của đại dịch, sau đó chọn một mục tiêu ngầm dựa trên chi phí sản xuất và cơ sở hạ tầng bất động sản thì điều này thực sự không thay đổi gì", ông Pettis, nói thêm.

Nền kinh tế Trung Quốc đã sụt giảm 6,8% trong quý đầu tiên năm 2020, khi tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao lịch sử. Mặc dù dữ liệu cho thấy sự phục hồi trong tháng 4, nhưng giới chức Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ 2, khi những công dân Trung Quốc trở về từ nước ngoài.

Trước đó, các nhà kinh tế đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Cuối tháng 3, Tập đoàn CICC đã hạ ước tính tăng trưởng GDP Trung Quốc từ 6,1% xuống 2,6%.

Phát hành 1.000 tỉ trái phiếu để vực dậy kinh tế sau dịch Covid - 19

Trong khi Trung Quốc không đặt mục tiêu GDP trong năm nay, nhưng các nhà chức trách vẫn đưa ra một con số cụ thể cho các lĩnh vực như việc làm và lạm phát.

Thủ tướng Lí Khắc Cường nhấn mạnh đảm bảo mọi người đều có việc làm là ưu tiên hàng đầu. "Bắc Kinh sẽ đề ra mục tiêu giữ được tỉ lệ thất nghiệp ở mức 6%", ông Lí nói. Tương đương với số lượng việc làm được tạo ra trong năm 2020 ước đạt 9 triệu, ít hơn mục tiêu 11 triệu việc làm trong năm ngoái.

Mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng được giữ ở mức 3,5%.

Đại dịch Covid - 19 bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm ngoái và giết chết hơn 4.600 người ở nước này. Đến nay đại dịch đã lan rộng trên toàn cầu, khiến 5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 330.000 người tử vong.

Trong lễ khai mạc kì họp Quốc hội, ông Lí Khắc Cường đã vạch ra một kế hoạch hỗ trợ của Chính phủ cho nền kinh tế đất nước.

Ông cũng cho biết thâm hụt tài khoá dự kiến sẽ tăng thêm 1.000 tỉ nhân dân tệ so với năm ngoái, với tỉ lệ thâm hụt trên GDP là hơn 3,6%.

"Đặc biệt, 1.000 tỉ trái phiếu Nhân dân tệ cũng được phát hành để kiểm soát Covid - 19", ông Lí nói và gọi chúng là những biện pháp "phi thường trong khoảng thời gian bất thường".

"Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng các cơ sở hạ tầng giúp mở rộng mạng lưới 5G và các trạm sạc xe điện", vị Thủ tướng nói thêm. Nước này cũng sẽ tăng cường các nỗ lực bảo tồn nguồn nước và phát triển đường sắt quốc gia với gói ngân sách 100 tỉ Nhân dân tệ.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.