Trung Quốc 'tấn công' Apple và các công ty Mỹ để trả đũa cho Huawei

Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, Trung Quốc không ngần ngại đưa Apple và các công ty Mỹ khác vào "danh sách thực thể không đáng tin cậy" để trả đũa lệnh cấm của Mỹ với Huawei.

Trong một động thái nhằm trả đũa hành động gia hạn lệnh cấm đối với Huawei của Mỹ, hôm thứ Sáu (15/5) tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, Trung Quốc sẵn sàng đưa các công ty Mỹ vào danh sách "thực thể không đáng tin cậy".

Dẫn nguồn tin, tờ Hoàn cầu cho biết các biện pháp bao gồm điều tra và áp đặt các hạn chế đối với các doanh nghiệp Mỹ như Apple, Cisco Systems, Qualcomm. Đồng thời Trung Quốc cũng đình chỉ các đơn hàng mua máy bay Boeing.

Theo Bộ Thương mại, các doanh nghiệp Mỹ này đều phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc.

"Trung Quốc sẽ có các biện pháp đối phó mạnh mẽ để bảo vệ các quyền hợp pháp của chính mình, nếu Mỹ tiến tới tới kế hoạch cấm các nhà cung cấp chip thiết yếu, bao gồm cả TSMC có trụ sở tại Đài Loan, bán chip cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc", nguồn tin cho hay.

Trung Quốc sẵn sàng đưa Apple vào danh sách hạn chế, quyết 'báo thù' cho Huawei - Ảnh 1.

Trung Quốc không ngần ngại đưa Apple và các công ty Mỹ khác vào "danh sách thực thể không đáng tin cậy" để trả đũa lệnh cấm của Mỹ với Huawei. (Ảnh: Al Jazeera).

Trong tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc nói rằng nước này sẽ công bố danh sách riêng nhắm vào các thực thể nước ngoài làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc. 

Danh sách thực thể không đáng tin cậy bao gồm các tổ chức, cá nhân và công ty nước ngoài có các hành động như chặn, đóng cửa chuỗi cung ứng, phân biệt đối xử phi thương mại và gây nguy hiểm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Danh sách này cũng sẽ gồm các thực thể gây thiệt hại thực tế hoặc tiềm năng cho các công ty và ngành công nghiệp Trung Quốc. Gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc cũng sẽ đủ điều kiện để đưa vào danh sách, theo Zhi Luxun, người đứng đầu Cục Công nghiệp Trung Quốc.

Khi một doanh nghiệp được liệt kê trong danh sách này, nó sẽ phải đối mặt với các biện pháp pháp lí và hành chính cần thiết.

Trước đó một ngày (14/5), Tổng thống Trump cũng đã gia hạn lệnh hành pháp kêu gọi bảo đảm thông tin quốc gia và dịch vụ viễn thông khỏi khác mối đe doạ, trong đó có Huawei. 

Ông Trump khẳng định các doanh nghiệp Trung Quốc có trong danh sách đen về thương mại, tiếp tục là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Hoa Kỳ.

Do vậy, tình trạng khẩn cấp quốc gia được ban hành ngày 15/5/2019 vẫn phải tiếp tục có hiệu lực sau ngày 15/5/2020, và thi hành trong một năm tiếp theo.

Việc gia hạn lệnh cấm này cũng được áp dụng với một hãng công nghệ khác của Trung Quốc là ZTE.

Tuy nhiên, Hiệp hội thương mại viễn thông CTIA thì cho rằng Bộ Thương mại Mỹ nên cấp giấy phép dài hạn, vì giờ không phải là thời điểm hợp lí để gây khó cho các nhà cung cấp viễn thông, nhằm đảm bảo mạng lưới viễn thông toàn cầu.

Lần đầu tiên lệnh này được ban hành vào tháng 5/2019, cấm Huawei tiến hành kinh doanh với bất kì công ty nào có trụ sở tại Mỹ. Điều này bao gồm việc cấm điện thoại Huawei được phép sử dụng các dịch vụ Android của Google.

Lệnh cấm đã thúc đẩy gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc xây dựng hệ sinh thái của riêng mình, không phụ thuộc vào dịch vụ của Google. Và nó cũng đã tác động tiêu cực tới doanh số bán điện thoại thông minh của Huawei tại các thị trường ngoài Trung Quốc.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.