‘Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống’ trong quan niệm cưới hỏi xưa

Thời nay một số bạn trẻ coi việc “kén tông, kén giống” trong quan niệm cưới hỏi truyền thống là phong kiến lạc hậu. Nhưng nên hiểu rằng, thời trước hôn nhân là việc của cả gia đình và dòng họ, ít ai dám tự quyết. Để tìm được vợ/chồng cho con mình, bố mẹ không nề hà tuyển chọn, xem xét kĩ càng.
lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua
“Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là quan niệm cưới hỏi đã tồn tại hàng ngàn năm nay với tư cách là một nếp sống đã ăn sâu vào tâm thức người Việt (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Người xưa quan niệm như thế nào về việc cưới hỏi?

Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, hôn nhân không phải là việc của cá nhân đương sự mà là việc của gia đình, dòng họ. “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” là quan niệm đã tồn tại hàng ngàn năm nay với tư cách là một nếp sống đã ăn sâu vào tâm thức người Việt.

Mối quan tâm hàng đầu của các gia đình người Việt trong hội nông nghiệp cổ truyền là sự bảo tồn và phát triển dòng học của mình. Vì thế bố mẹ phải là người quyết định hạnh phúc cho con cái. Con trai mình phải có cháu trai để thờ cúng, phụng sự tổ tiên. Đối với cộng đồng làng xã, gia đình mình phải càng bề thế hơn. Vì thế mới có tiêu chuẩn “môn đăng hộ đối”, nghĩa là hai nhà phải tương xứng với nhau về địa vị xã hội, về danh giá và kinh tế.

Trong cuốn “101 câu hỏi về nghi lễ thờ cúng tổ tiên” (Nhà xuất bản Thời đại), trong phần nghi lễ cưới hỏi, Đại đức Thích Minh Nghiêm có chia sẻ rằng: Thật ra giai cấp nào thì tìm về giai cấp ấy. Trong xã hội xưa, nếu có anh nào hoặc cô nào con nhà nghèo, thuộc các tầng lớp dưới, mà lại yêu cô nào, anh nào thuộc con nhà giàu, thuộc tầng lớp trên, lập tức bị xã hội dị nghị: “đũa mốc đòi chòi mâm son”.

Các gia đình thế phiệt gần như không bao giờ cho phép con cái mình lập hôn thứ bất cân xứng như vậy. Cương tỏa khắt khe của lễ giáo đôi khi sẽ khiến cho đôi trai gái phải đưa nhau đi trốn biệt tích, đương nhiên khi ấy sẽ bị xã hội chê cười và cho đó là sự sỉ nhục.

Tiêu chuẩn này thực ra nhằm củng cố thế lực cũng như địa vị của gia đình mình (quan lại, thế lực, giàu có, gia phong…). Đây cũng từng là tai họa, nguyên nhân đổ vỡ của nhiều đôi lứa thanh niên yêu nhau thời xưa, mà hai gia đình trái lệch nhau về đẳng cấp hoặc cương vị xã hội.

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua
“Tìm tông, tìm họ” không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ (Ảnh minh họa: Pinterest).

Quan niệm “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” trong phong tục cưới hỏi xưa có đúng và cần thiết không?

Đối với các cụ thì “nòi nào giống nấy”, “cây nào quả nấy”, “giỏ nhà ai quai nhà nấy”, “con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh”, “tìm nơi có đức gửi thân”, ai chẳng muốn có trai hiền gái đảm, rể thảo dâu hiền.

Thời nay một số bạn trẻ coi thường cho là phong kiến lạc hậu. Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đường đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn, thậm chí họ đã biết rõ cả “ngọn nguồn lạch sông”. Đành rằng cũng có trường hợp “một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên duyên”, song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến.

“Tìm tông, tìm họ” không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ. “Cha mẹ hiền lành để đức cho con”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước” – con người lớn lên do nhiều yếu tố xã hội chi phối. Nhưng nam nữ thanh niên mới lớn lên, trường đời chưa từng trải, giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng và chủ đạo.

Hôn nhân là việc hệ trọng, tác động cả đời, mà con người rất dễ mù quáng trong tình yêu. Qua tuần trăng mật không phải mọi việc trong quan hệ vợ chồng đều suôn sẻ. Khi có những việc khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, ai cũng muốn tìm điều hay lẽ phải để giải quyết cho thỏa đáng. Lúc đó cần dựa vào “tông”, vào họ hàng, tìm ra những tình cảm chân thành và tri thức đúng đắn.

“Môn đăng hộ đối” tức là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc có những mặt cân đối phù hợp với nhau, chứ đâu phải bắc bậc leo thang, kẻ khinh người trọng.

XEM THÊM

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Cúng cầu siêu và đọc bài văn khấn vong thai nhi tháng cô hồn thế nào mới đúng?

Tháng cô hồn những người làm mẹ từng một lần phải bỏ con dù là vì lý do khách quan hay chủ quan đều đau ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Vì sao đám cưới đưa dâu phải xem ngày?

Ngày cưới là ngày vui của cặp uyên ương và gia đình đôi bên. Để đám cưới thêm phần trọn vẹn, trong hôn lễ, nên ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Mẹ nên làm gì cho vong hồn thai nhi dễ siêu thoát trong tháng cô hồn

Với những người mẹ trẻ, chắc chắn rằng việc mất đi đứa con còn trong bào thai dù cách này hay cách khác đều mang ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Những đám cưới hỏi độc lạ nhất Việt Nam

Thông thường đoàn ăn hỏi nhà trai dùng phương tiện đi lại là ô tô, xích lô, xe máy hoặc đi bộ để đến nhà ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Ý nghĩa của số lần vái lạy trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Trong văn hóa thờ cúng của người Việt số lần vái lạy mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Tùy theo từng trường hợp, chúng ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Tại sao lại đốt vàng mã vào các lễ cúng và giỗ đầu cho người đã khuất?

Dân tộc Việt Nam ta coi “đạo hiếu” là tiêu chuẩn hàng đầu thể hiện trong đạo làm người. Nghi thức tang lễ của người ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Lập bàn thờ vọng cần thực hiện nghi thức thế nào?

Bàn thờ vọng áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Văn khấn khi dọn đến nhà mới và văn khấn gia tiên hay dùng

Chuyển đến nhà mới là việc trọng đại của mỗi gia đình, thường gia chủ khi nhập trạch đều chuẩn bị lễ cúng với văn ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Nhà chật, muốn đặt bàn thờ ngoài ban công cần hết sức lưu ý những điều này

Đặt bàn thờ ở đâu luôn là câu hỏi lớn đối với những gia chủ có nhà chật. Vậy đặt bàn thờ ở ban công ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Con gái thờ cúng bố mẹ đẻ tại nhà chồng có phạm điều cấm kỵ?

Nhiều phụ nữ đã day dứt vì không thờ cúng được bố mẹ đẻ, bởi theo phong tục, đi lấy chồng chỉ thờ cúng tổ ...

lay vo ken tong lay chong ken giong trong quan niem cuoi hoi xua Tục thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa của người Việt Nam

Thờ cúng tổ tiên vốn là một phong tục lâu đời ở Việt Nam, cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ...

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.