Lịch sử của thụ tinh trong ống nghiệm và đứa bé đầu tiên được sinh ra

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã mang lại sự thay đổi lớn cho các cặp vợ chồng bị vô sinh. Cho đến nay đã có hàng nghìn đứa trẻ được sinh ra thành công bằng IVF. Vậy, đứa trẻ đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp này là ai?
Bé trai Hà Nội chào đời từ trứng và tinh trùng đông lạnh
Ly kỳ cứu sống 3 bé sinh non thụ tinh trong ống nghiệm

Vào lúc 11h47 ngày 25/7/1978, một bé gái ra đời bằng phương pháp sinh mổ tại Bệnh viện Hoàng gia Oldham ở Anh. Sự ra đời của bé cũng giống như lần sinh của những đứa trẻ khác. Cha mẹ đặt tên bé là Louise.

Nhưng đây không phải là phần thú vị nhất về nguồn gốc của Louise. Vào ngày 12/11/1977, vào lúc gần nửa đêm, Louise Joy Brown được hình thành trong một chiếc đĩa Petri dùng để nuôi cấy tế bào.

Louise là đứa bé đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, hay còn gọi là IVF, một thủ thuật kết hợp tinh trùng và trứng ở bên ngoài cơ thể. Sự ra đời của cô đã được lan truyền trên khắp thế giới, với tiêu đề đứa con ống nghiệm đầu tiên đã được sinh ra. Đây thực sự là khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong cách thức tạo ra những đứa trẻ.

Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 40 của Louise, các nhà nghiên cứu đã cùng nhìn lại nguồn gốc của IVF, cũng như hiện tại và tương lai của nó. Câu chuyện của IVF bắt đầu vào khoảng năm 1890, khi nhà khoa học Walter Heape chuyển một quả trứng được thụ tinh từ một con thỏ Angora sang một cách gây giống khác và thấy rằng con thỏ con Angora được sinh ra.

Các nhà khoa học đã sớm bắt đầu thực hiện trên các loài động vật khác trước khi chuyển sang con người. Nhà nghiên cứu IVF, Robert Edwards, người đã đoạt giải Nobel năm 2010 từng mang trứng di chuyển giữa các phòng thí nghiệm ở Oldham và Cambridge trong một thùng chứa được gắn vào cơ thể của mình. Và một số thí nghiệm ban đầu liên quan đến việc thụ tinh trứng với tinh trùng của các nhà nghiên cứu được tiến hành. Tuy nhiên, đều dẫn đến thất bại. Hơn 300 phụ nữ có trứng hoặc tế bào trứng được thử nghiệm nhưng không thành công trước khi Louise được hình thành.

Vào ngày 9/11, Lesley Brown (mẹ của Louies) bắt đầu rụng trứng (một cách tự nhiên, vì các nhà nghiên cứu đã không thành công khi sử dụng kích thích tố kích thích sự rụng trứng ở nhiều phụ nữ). Ngày hôm sau, các nhà nghiên cứu thấy rằng buồng trứng bên trái của cô chứa một nang duy nhất, cấu trúc chứa một tế bào trứng. Cùng với chất dịch xung quanh, nang đó được hút và một y tá mang nó đến cho một nhà nghiên cứu khác, sau đó cuối cùng đưa đến Edwards. Trứng được thụ tinh với tinh trùng và cho phép trưởng thành thành phôi 8 tế bào. Vào nửa đêm ngày 12, phôi này được chuyển trở lại Lesley.

lich su cua thu tinh trong ong nghiem va dua be dau tien duoc sinh ra
Louies là đứa trẻ đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng phương pháp IVF.

Từ đó, các nghiên cứu đã diễn ra. Cùng với đồng nghiệp Patrick Steptoe, Edwards và những người tiên phong khác đã mở phòng khám IVF tư nhân đầu tiên vào năm 1980. Ngày nay, các phòng khám tồn tại trên toàn thế giới.

Trong năm 2016 tại Hoa Kỳ, ước tính có 76.930 em bé được sinh ra thông qua công nghệ hỗ trợ sinh sản. Phần lớn những đứa trẻ này được sinh ra thông qua IVF.

Trong thập kỷ qua, tỷ lệ sinh của công nghệ hỗ trợ sinh sản đã tăng gấp đôi, theo ước tính của CDC. Ngày nay, khoảng 1.7% trong tổng số các em bé sinh ra ở Hoa Kỳ mỗi năm được hình thành nhờ công nghệ. Trên thế giới, hàng triệu em bé đã được sinh ra bằng IVF.

Phương pháp này đã rất thành công trong việc giúp đỡ các gia đình không thể có con. Và tổng thể, phương pháp này rất an toàn. Ví dụ, một nghiên cứu về các đứa trẻ ở Israel được sinh ra qua IVF cho thấy đã không có bất kỳ vấn đề nào bất thường xảy ra khi so sánh với những người được thụ tinh theo cách thông thường. Chúng đều có sức khỏe trí não và thể chất tốt.

Nhưng điều đó không có nghĩa là công nghệ này sẽ dậm chân mãi ở hiện tại. Sự phát triển khả năng sinh học có thể một ngày sẽ dẫn đến việc sàng lọc gen tốt hơn trước khi chúng được cấy ghép. Và điều chỉnh di truyền có thể được thực hiện với sự gia tăng nhanh chóng của công nghệ chỉnh sửa gen. Đã có các nhà khoa học chỉnh sửa một gen liên quan đến một khuyết tật tim trong phôi người.

Những cải tiến khác cũng có thể có, chẳng hạn như làm cho phụ nữ dễ dàng sản xuất trứng để chiết xuất. Với những tiến bộ trong công nghệ tế bào gốc, trứng có thể không còn cần thiết nữa. Các nhà khoa học có thể một ngày nào đó sử dụng tế bào da tạo thành các giao tử. Họ đã biến các tế bào da chuột thành trứng và kết hợp chúng với tinh trùng để tạo ra những con chuột con.

lich su cua thu tinh trong ong nghiem va dua be dau tien duoc sinh ra Thư tình nồng cháy của Madonna gửi mẫu nữ được đấu giá nghìn đô

Một bức thư tình được “nữ hoàng nhạc pop” viết tay năm 1991 gửi một nữ người mẫu châu Âu sẽ được đem bán đấu ...

lich su cua thu tinh trong ong nghiem va dua be dau tien duoc sinh ra Khát khao sinh con khỏe mạnh của vợ chồng người dân tộc mang gien bệnh tan máu bẩm sinh

Đã bước vào tuổi gần 40, hai vợ chồng chị Lò Thị Doan vẫn luôn khao khát sinh thêm được một người con khỏe mạnh, ...

lich su cua thu tinh trong ong nghiem va dua be dau tien duoc sinh ra Cặp vợ chồng hàng chục lần cắm sổ đỏ để có con

Vợ chồng chị Vân (Vĩnh Phúc) đã làm 7 lần thụ tinh ống nghiệm, 15 lần IUI, 6 lần chọc trứng, đến nay họ có ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.