Những thói quen hàng ngày ai cũng mắc phải gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe và công việc | |
6 tác dụng phụ có thể xảy ra khi tập thể dục |
Chọn thực phẩm và nấu nướng cùng mẹ giúp con hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. |
Bà mẹ 3 con người Canada, Aimée Wimbush-Bourque, tác giả nhiều cuốn sách về nấu ăn, food blogger có hàng chục ngàn người theo dõi, đã chia sẻ 10 “chiến thuật” của cô trong việc nuôi nấng những đứa con có khẩu vị tốt, ăn uống luôn ngon miệng và lành mạnh.
1. Không lãng phí đồ ăn
Chúng ta thường ngại ăn lại đồ thừa, do đó hãy nấu vừa đủ, tránh để thừa thức ăn, khẩu phần ăn của từng người cũng chỉ nên vừa phải.
Nếu có đồ ăn thừa thì nên cất vào tủ lạnh để nấu lại chứ không nên bỏ phí.
Hãy kể với con về những đứa trẻ ở các nước nghèo đang thiếu thức ăn, giúp con hiểu được tác hại của lãng phí thực phẩm.
2. Lên kế hoạch nấu nướng
Chắc chắn bạn sẽ bớt lãng phí đồ ăn hơn nếu lên thực đơn trước, chỉ mua vừa đủ những gì cần cho thực đơn đó. Hãy chuẩn bị một thực đơn cả tuần từ Chủ nhật của tuần trước.
3. Dạy con hiểu về giá trị thực phẩm
Ăn các thức ăn “mùa nào thức nấy” cũng là cách giúp đỡ nông dân địa phương... Có rất nhiều câu chuyện ý nghĩa có thể dạy con ở bàn ăn, mỗi ngày.
Trẻ cần tìm thấy niềm vui, cảm giác hạnh phúc trong mỗi bữa ăn |
4. Tin tưởng và giao việc
Hãy giao những công việc làm bếp vừa sức cho trẻ, con sẽ cảm thấy được tin tưởng và có “cơ hội tỏa sáng”.
Trẻ được tin cậy cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn và sẵn sàng hơn trong việc chia sẻ các công việc gia đình khác.Ngoài ra, mẹ hay tự tin vào chính bản thân mình, thử công thức mới, thêm bớt gia giảm các thành phần theo khẩu vị mà các mẹ cho là phù hợp với gia đình mình.
5. Đừng bao giờ căng thẳng
Con bạn chỉ thích ăn trứng và rất lười ăn rau? Đó là những câu chuyện bình thường bên bàn ăn của mỗi gia đình.
Đừng kỳ vọng trẻ ngày nào, bữa nào cũng ăn đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng. Đừng lo lắng, stress chỉ vì những thói quen nhất thời của trẻ.
6. Lưu trữ thực phẩm thông minh
Nghe thì khá hiển nhiên, nhưng vẫn phải nhắc lại rằng nếu bạn tích trữ những thực phẩm tốt trong bếp của bạn, thì chế độ ăn của bạn cũng sẽ tốt hơn.
Ví dụ: thay vì tích trữ mỳ ăn liền, bánh quy, hãy trữ nhiều hoa quả, rau củ...Điều này chắc chắn sẽ tốt cả cho thói quen lựa chọn thực phẩm sau này của các bé.
7. Thể hiện sự hiếu khách
Hãy để trẻ nhận thấy bạn luôn mở rộng cửa chào đón mọi người đến quây quần quanh bàn ăn gia đình. Thông qua hành động này, trẻ sẽ học được những kỹ năng để trở thành người chủ nhà sành ăn, quảng giao.
8. Cân bằng
Những đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn chưa bao giờ được quảng cáo rầm rộ như ngay nay. Bọn trẻ chắc chắn là sẽ bị quyến rũ bởi những đồ ăn không tốt này.Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn đồ ăn vặt, nhưng hãy đưa ra vài ví dụ về tác hại của chúng, bọn trẻ sẽ dần dần nhận ra vấn đề.
Quây quần bên nhau quanh bàn ăn là thói quen tốt cần duy trì. |
9. Khuyến khích trao đổi bên bàn ăn
Kết nối, sum vầy là lý do chính tại sao chúng ta lại ở cùng nhau như một gia đình. Hãy lắng nghe, hỏi han con khi ngồi bên bàn ăn.Trò chuyện bên bàn ăn chính là cách để trẻ thấy chúng được quan tâm thực sự.
10. Thể hiện lòng biết ơn
Hãy lắng lại một chút để cảm nhận, thấu hiểu giá trị của thức ăn ở trước mặt. Một số gia đình sẽ dành thời gian để cầu nguyện trước bữa ăn. Thực sự cần phải thể hiện sự biết ơn khi ở rất nhiều nơi còn thiếu đói, nhưng chúng ta có một bữa ăn phong phú trên bàn.
Sống thọ hơn nhờ 10 thói quen lành mạnh mỗi ngày | |
7 thói quen tốt nên duy trì và buổi sáng để cả ngày tràn đầy năng lượng | |
'Bí kíp' chuyển hóa thói quen ăn uống xấu thành lành mạnh |
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019