Mẹ Việt kể chuyện đi sinh ở Nhật: Nhầm vào viện sinh con là đi nghỉ dưỡng

Nếu không bị đau vết mổ, không cho con bú, chị Trần Quỳnh lại cứ ngỡ chị đang được đi nghỉ dưỡng bởi chế độ sau sinh ở Nhật khiến chị bất ngờ vô cùng.
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong ‘Choáng’ với thực đơn sau sinh không kiêng cữ gì của mẹ Việt ở Pháp
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong ‘Quá nhanh quá nguy hiểm’ – mẹ sinh bé 3,9kg chỉ trong 15 phút

Chị Trần Thị Trúc Quỳnh sinh năm 1985, hiện tại đang sinh sống cùng gia đình chồng ở Nagoya, Aichi, Nhật Bản. Sau một thời gian dài cố gắng để có con, vợ chồng chị Quỳnh đã vô cùng hạnh phúc khi được đón bé yêu chào đời.

Chị Trúc Quỳnh được trải nghiệm dịch vụ sinh ở Nhật. Theo chị Quỳnh, bản thân vô cùng hài lòng bởi lần đầu làm mẹ, y bác sĩ tại bệnh viện đã giúp chị bớt đi nhiều sự bỡ ngỡ để chăm sóc bé tốt hơn.

me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Chị Trúc Quỳnh cùng chồng hạnh phúc khi được đón bé yêu chào đời. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Dấu chân của bé được bệnh viện làm tặng gia đình. (Ảnh NVCC)

Bệnh viện chủ động mở lớp tiền sản

- Chào chị, chị sinh bé được mấy tháng rồi? Trước khi sinh bệnh viện có hoạt động gì để hỗ trợ mẹ bầu không ạ?

- Chào bạn, mình sinh con được 2 tháng rồi. Năm 2015 mình cũng mang thai nhưng may mắn không mỉm cười với gia đình mình. Bé sinh ra thì mất sau sinh 3 giờ. Nhưng lần này được trời thương, bé lần này sinh ra khoẻ mạnh. Bé được sinh ra do thụ tinh nhân tạo. Sau khi có thai được 12 tuần, mình được chọn bệnh viện cho việc chuẩn bị sinh con. Bệnh viện bên Nhật rất khang trang, sạch sẽ như khách sạn 5 sao vậy.

Trong lúc mình mang thai, Bệnh viện thường hay tổ chức các lớp giao lưu học về kỹ năng sinh nở và kỹ năng chăm sóc bà bầu, trẻ sơ sinh cho cả hai vợ chồng. Bệnh viện còn trang bị thêm bảng hướng dẫn về hình ảnh mẹ mang bầu, em bé trong bụng mẹ được bao bọc bởi nước nối và quá trình thay đổi, xoay chuyển của thai kỳ. Em bé được sinh ra từ đâu, làm cách nào để sinh con an toàn và khoẻ mạnh.

Bệnh viện còn trang bị một bộ đồ bầu giả, bụng bầu nặng 7kg cho chồng mặc vào, để cảm nhận được khi vợ mang thai khó khăn đến thế nào, từ cách đi đứng nằm ngồi. Chồng mình khi mặc vào đã được y tá đề nghị đi vài vòng trong bệnh viện, leo cầu thang, tập đứng lên ngồi xuống, hoặc nằm xuống rồi ngồi dậy. Chồng mình đã than sao nặng thế và khó khăn đến thế.

Ngoài ra, còn có những em bé búp bê để các bác sĩ chỉ bảo cho các cặp vợ chồng tư thế bế con, tắm cho con, cách thay tã lót, cách thay đồ cho con. Sau đó là được học cách hướng dẫn về cách nhận biết khi có dấu hiệu chuyển dạ thì chồng phải làm thế nào…

me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Chị Quỳnh cùng chồng tham gia lớp học tiền sản. (Ảnh NVCC)

- Khi chuyển dạ sinh con, chị được hỗ trợ từ bác sĩ như thế nào?

- Khi bắt đầu xuất hiện những cơn gò, mình được chồng đưa đến bệnh viện. Bác sĩ đã hỗ trợ theo dõi tim mạch, huyết áp và hướng dẫn rặn. Tuy nhiên, sau một thời gian chuyển dạ, rặn và uống thuốc làm mềm tử cung nhưng mình vẫn chưa sinh được. Vợ chồng mình đã quyết định sinh mổ. Mình đã sinh bé trai nặng 3,490gr. Sinh xong mình đã khóc rất to, khóc như chưa từng được khóc vì niềm hạnh phúc vỡ oà.

Chế độ chăm sóc sản phụ của bệnh viện như đi nghỉ dưỡng ở khách sạn 5 sao

- Dịch vụ sau sinh của bệnh viện Nhật có gì khác với Việt Nam không ạ?

- Sau khi khâu vết mổ xong, mình được đẩy về phòng riêng. Căn phòng đầy đủ tiện nghi, có bàn ghế tiếp khách, ti vi, toilet, nhà tắm riêng biệt. Về phòng nghỉ ngơi, mình được chồng và cô y tá hỗ trợ việc tập cho con ti giúp kích thích sữa mẹ nhanh về. Ở Nhật mỗi phòng đều có một y tá bệnh viện chăm bé. Mẹ chỉ việc nghỉ ngơi và lo phục hồi sức khoẻ. Ở mỗi giường lại có một chiếc chuông nhỏ để hỗ trợ việc mình cần gì có thể bấm chuông. Y tá sẽ có mặt ngay lập tức.

Mình sinh mổ nên nằm một chỗ, chưa cử động được nên chỉ cần bấm chuông, y tá sẽ có mặt để hỗ trợ mình ngay lập tức.

Đến ngày thứ 2, sữa về nhiều nên ngoài việc cho con bú, mình còn hút sữa ra ngoài. Còn nhớ mình cho con bú xong là y tá bế con ra nằm riêng để mẹ nghỉ ngơi nhưng vì nhớ con, mình cứ bấm chuông liên tục để được gần con nhiều hơn.

me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Bé được tách riêng không nằm với mẹ. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Khi mẹ nhớ cón hoặc cho con bú sẽ bấm chuông ngay đầu giường. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Mọi việc đều nhờ sự hỗ trợ của y tá. (Ảnh NVCC)

Về chế độ ăn uống, bệnh viện hỗ trợ người nhà trong việc phục vụ cơm mỗi ngày. Trước khi sinh bệnh viện có đưa một tờ giấy để mình có thể điền những món ăn mình thường bị dị ứng. Ngoài những món đó, bệnh viện sẽ làm cho mình ăn những món bổ dưỡng. Món ăn ở bệnh viện được thay đổi liên tục, đảm bảo vệ sinh, hương vị thơm ngon. Sau sinh sản phụ được ăn đa dạng các món ăn, không phải kiêng cữ gì cả. Mình đẻ mổ nhưng sau sinh vẫn được ăn thịt bò, hải sản, tôm, đồ muối chua và sashimi (các món sống) như thường.

Mỗi ngày được ăn 3 bữa ăn chín và 2 bữa phụ và có 1 bữa ăn gọi là bữa ăn đặc biệt, bữa ăn chúc mừng mẹ tròn con vuông tại bệnh viện, khá thịnh soạn gồm có tôm hùm nướng phô mai đúc lò và khá nhiều những món ngon.

me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Bệnh viện Nhật hỗ trợ sản phụ về việc ăn uống. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Bữa ăn dành cho mẹ sau sinh khá đa dạng. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Hoa quả tráng miệng. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Tôm hùm đúc phô mai. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Sản phụ không cần kiêng cữ, được ăn đa dạng các loại thức ăn. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
(Ảnh NVCC)

Mẹ chỉ việc nghỉ ngơi, còn các việc khác… cứ để y tá lo

- Chị có cảm thấy thoải mái khi đi sinh ở viện Nhật?

- Khoảng thời gian ở bệnh viện mình thấy rất thoải mái. Mệt thì cứ ngủ, con khóc vì đói thì y tá mang vào cho con bú xong rồi bế lại bé ra phòng ngoài để chăm sóc như thay bỉm, tắm… Mẹ và người nhà không phải làm gì.

Trước khi xuất viện, mình phải tham gia một khoá học cho hai vợ chồng. Khoá học này mở ra nhằm mục đích là khi mang bầu cặp vợ chồng nào không có thời gian đến học thì giờ học. Đó là học tắm, học bế con, cho con ngủ…

Sau khi sinh, dây rốn của con sẽ được cắt ra và bỏ vào một hộp nhỏ. Sau hộp có ghi tên, ngày sinh, giờ sinh, số kg, chiều dài của con rõ ràng. Ngoài ra, bệnh viện còn làm một khung hình lấy dấu chân để tặng hai vợ chồng.

Sau một tháng, mình được bệnh viện gọi đến để kiểm tra vết mổ, cân nặng và dặn dò cách chăm sóc sức khoẻ sau sinh.

me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Sau một tháng, chị Quỳnh đến bệnh viện để kiểm tra lại tình hình sức khoẻ. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Bé được đi dạo chơi cùng mẹ từ rất sớm. (Ảnh NVCC)
me viet ke chuyen di sinh o nhat nham vao vien sinh con la di nghi duong
Hai mẹ con đi dạo quanh nhà. (Ảnh NVCC)
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.