Vĩnh Long: Khoai lang đỏ mất mùa, rớt giá | |
Cách làm các loại mứt Tết từ khoai | |
Những loại rau, củ, quả hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả |
Khoai lang có tên khoa học Ipomoea batatas thuộc họ khoai nguồn gốc từ Nam Mỹ. Khoai lang được du nhập vào nước ta khá lâu và được xem như loại lương thực, thực phẩm quý nhưng không hiếm, được dùng rất phổ biến.
Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất, để giảm thiểu tình trạng ung thư, người Nhật Bản đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả. Cuối cùng họ đã chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh, chọn ra 20 loại rau xanh có thể phòng chống ung thư, trong đó khoai lang luộc, khoai lang sống đứng số 1, rau xanh chống ung thư đứng thứ 2.
Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới. (Ảnh: Alibaba) |
Thành phần chính của khoai lang là tinh bột, ngoài ra còn có chất xơ và các loại vitamin A, vitamin C, vitamin B6… Với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, không có gì ngạc nhiên khi loại củ này được "mệnh danh" là thực phẩm tốt nhất thế giới. Hãy cùng khám phá những tác dụng bất ngờ của khoai lang đối với sức khỏe sau đây.
Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Chất carotenoid trong khoai lang có thể giúp cơ thể cân bằng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, lượng chất xơ hòa tan có trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu. Chất acid chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất di truyền khác…
(Ảnh: 260yam) |
Giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi. Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
Điều trị bệnh loét dạ dày
Khoai lang chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi nên có khả năng làm dịu nhẹ và điều trị bệnh loét dạ dày. Chất xơ có trong khoai lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau và viêm loét dạ dày.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy việc tiêu thụ nhiều chất beta cryptoxanthin giúp giảm 50 % tỷ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.
Vitamin C có trong khoai lang giúp duy trì collagen và giảm thiểu tỉ lệ phát triển bệnh viêm khớp (Ảnh: mekostar) |
Kích thích tiêu hóa, chữa táo bón
Vitamin C và các acid amin trong khoai lang chính là thành phần giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh hơn, chống tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa táo bón. Vì vậy, ăn khoai lang luộc chín, đều đặn khoảng 100g/ngày rất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là chữa táo bón rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều khoai lang cũng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu.
Giúp mắt sáng, da khỏe
Khoai lang rất giàu beta carotene. Một củ khoai lang cỡ vừa thường chứa hơn 200% nhu cầu beta carotene hằng ngày. Beta carotene là một chất dinh dưỡng quan trọng được chuyển hóa thành vitamin A, beta carotene sẽ giúp cho hệ miễn dịch và đôi mắt luôn sáng khỏe. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
(Ảnh: blog.livedoor) |
Tốt cho người muốn giảm cân
Khoai lang là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang cố gắng giảm cân bởi hàm lượng chất xơ dồi dào trong chúng. Bạn có thể nướng khoai lang luôn vỏ hoặc nghiền, hầm khoai lang ăn kèm với món chính. Tuy khoai lang và khoai tây đều không chứa chất béo nhưng khoai lang có ít calo và carb hơn.
Duy trì năng lượng, giúp xương chắc khỏe
Một củ khoai lang có thể cung cấp tới 28% lượng mangan. Mangan giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate và duy trì năng lượng. Mangan giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác và giúp xương chắc khỏe. Beta cryptoxanthin trong khoai lang cũng giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch.
Thời điểm khoai lang tốt nhất để lựa chọn món khoai lang là buổi trưa.. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4-5h mới được hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho việc thúc đẩy sự hấp thụ can-xi của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng can-xi cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.
Để có được khoai lang ngon bạn nên chọn củ cầm chắc tay và không có vết nứt, vết thâm hoặc các đốm mềm. Không nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh vì nhiệt độ lạnh có thể làm thay đổi hương vị của chúng mà thay vào đó, bạn nên để bảo quản khoai lang trong túi giấy có các lỗ khí và để nơi khô thoáng.
Những lưu ý khi ăn khoai lang - Không nên ăn quá nhiều - Không nên ăn cả vỏ - Không nên ăn khi quá đói - Không nên ăn vào buổi tối - Không nên ăn khi củ đã mọc mầm |
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019