Người LGBT: 'Bóng gió thì im đi, mắc mớ gì phải xôn xao?'

Tại sao cộng đồng LGBT lại tự hào? Có thật sự cứ sống tốt rồi xã hội sẽ chấp nhận mình? Và tại sao nhiều người không thuộc cộng đồng lại yêu cầu LGBT rằng đừng xôn xao nữa?

Trong quá trình vận động quyền, nhiều thông điệp gửi gắm đến cộng đồng nhằm tôn vinh sự đa dạng và tôn vinh sự tự hào về bản thân mình. Bên cạnh những thông điệp ý nghĩa, nhiều người không thuộc cộng đồng LGBT hoặc ngay cả chính người trong cộng đồng, có lẽ vì cảm thấy khó hiểu nên đã gửi lại phía cộng đồng thông điệp như "tại sao lại tự hào", "cứ sống tốt theo xã hội đi rồi người ta khác chấp nhận mình" hay "bóng gió thì im đi, mắc mớ gì phải xôn xao"!

Tự hào vì là chính mình!

Có rất thảo luận xoay quanh việc tại sao phải tự hào. Những ý kiến trái chiều ấy xuất hiện từ lâu cho tới nay, chỉ cần có dịp thì nó lại thành chủ đề thảo luận hot chưa từng thấy. Có rất nhiều lý do để chúng ta tự hào là chính mình, bất kể chúng ta là ai. Người LGBT tự hào vì họ đã dám sống trước bối cảnh xã hội có nhiều kẻ sẵn sàng chà đạp phẩm giá của họ, sẵn sàng loại trừ họ, sẵn sàng dè bỉu họ. Qua những chuyện như thế, những sóng gió trước sự kỳ thị, phân biệt đối xử mà vẫn tiếp tục sự sống, dám sống hạnh phúc thì tự hào về mình là chuyện thường thôi. Kể cả chẳng trải qua những việc ấy thì vẫn cứ tự hào về bản thân có sao đâu, đâu ai cấm người khác yêu bản thân họ? Đâu phải cứ tự hào vì chính mình thì là tự cao?

Nếu đặt câu hỏi "tại sao phải tự hào là người LGBT" một cách thiếu thiện chí, e rằng đây cũng là biểu hiện của việc coi mình đang đứng trên người khác, ở đây chỉ những người đặt câu hỏi và đối tượng của họ hướng tới là cộng đồng LGBT.

Chúng tôi là ai, thì vẫn là con người!

Người LGBT: Bóng gió thì im đi, mắc mớ gì phải xôn xao? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: timeforfamilies

Thật khó hiểu khi có những suy nghĩ "sống tốt đi rồi xã hội sẽ chấp nhận". Suy nghĩ này mang tính đào thải bất kỳ ai nếu họ không sống theo kỳ vọng của xã hội. Tại sao sống tốt mới được xã hội chấp nhận khi người LGBT cũng là con người? 

Vốn sinh ra là con người, không ai kém hơn ai, không ai cần người khác công nhận thì mới được là con người. Khi nói ra những câu này, có lẽ các bạn nghĩ rằng mình đang rất triết lý, đang rất khôn ngoan… Nhưng không! Nó thể hiện cho sự dập khuôn và đào thải. Mà không chỉ thế? Thế nào là làm việc tốt, người tốt? Người tốt việc tốt là loại trừ một nhóm thiểu số ra khỏi xã hội hoặc bảo họ hãy "câm mồm", ngoan ngoãn đi rồi sẽ được chấp nhận khi họ đang lên tiếng để xã hội cùng cộng đồng hiểu hơn về họ ư?

Dù như thế nào, người LGBT cũng là con người, và đã là con người thì xin đừng nghĩ ai cao, ai thấp hơn, vì chính suy nghĩ ấy sẽ là động cơ cho phân biệt đối xử và kỳ thị!

"Bóng gió thì im đi, mắc mớ gì phải xôn xao"

Câu nói này cũng chẳng xa lạ gì, mỗi sự kiện truyền thông hay thúc đẩy quyền cũng như nâng cao nhận thức xã hội từ lâu cũng đã gặp phải. Những câu nói này mang tính kỳ thị và xúc phạm người khác kinh khủng. Nó vẫn là mang tâm lý hạ thấp một nhóm khác, như thể gửi gắm tới LGBT rằng "các bạn là bóng gió" mà "bóng gió thì im đi, đừng nói nữa".

Việc nói lên vấn đề của mình, gửi gắm tới mọi người câu chuyện của mình để thay đổi nhận thức chẳng lẽ lại là một việc không được nói? Họ chỉ nói tới những vấn đề về quyền của mình chứ không hề xúc phạm bất kỳ ai, vậy mà họ phải nhận lại những câu từ kỳ thị!

Một lần nữa, vẫn có những bộ phận trong xã hội có tư tưởng phân biệt đối xử, coi người khác thấp hơn mình và yêu cầu họ không thực hành quyền nói của mình. Xét theo góc độ về phẩm giá, chẳng rõ ai mới là người cần suy nghĩ lại về những lời mình nói ra! Tôi tin rằng, đa phần chúng ta đều không muốn nghe những câu nói mang tính miệt thị người khác!

Sau cùng, hãy suy nghĩ kỹ về lời nói của mình trước những vấn đề của một nhóm thiểu số nếu bạn muốn góp ý hay có thắc mắc về thông điệp của họ. Hoặc nếu bạn phát ngôn gây thù ghét hay yêu cầu họ "đừng xôn xao" nữa, thứ bạn nhận lại cũng sẽ chỉ là những lời im lặng khinh bỉ hoặc những dấu hỏi chấm to đùng từ phía nhiều người về việc tại sao bạn lại có thể hạ thấp người khác như thế!

XEM THÊM

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.