Nguyện ước của dị nhân 'người bùn' ở Nghệ An

Người đàn ông này có nước da như bùn đen dưới ao nên bị dân làng gọi là dị nhân, có bệnh hiểm nghèo rồi xa lánh, tạo khoảng cách không dám đến gần...

Buồn bã nói về cuộc sống của mình, ông Võ Văn Kháng, SN 1949, ngụ tại xóm 12, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An chia sẻ: Mọi người nhìn thấy tui như nhìn một sinh vật lạ, còn bảo tui bị ung thư da giai đoạn cuối. Họ so sánh da của tui như một loại bùn đất nằm lâu năm dưới đáy sông. Họ tạo khoảng cách, xa lánh dần vì ghê sợ, gớm ghiếc…

Bị cả làng ghét vì màu da giống… bùn

Kể về cuộc sống của mình, ông Võ Văn Kháng cho biết, khi sinh ra, ông cũng bình thường, khoẻ mạnh như bao người khác, duy chỉ có làn da là đen hơn so với những người em của mình. Càng lớn, da ông càng trở nên sạm màu, bủng beo. Mọi người đều cho rằng ông Kháng bị bệnh hiểm nghèo nhưng do gia đình khó khăn nên không thể đi khám chữa.

Năm 1970, ông Kháng lấy vợ là bà Nguyễn Thị Hoa, hơn ông hai tuổi. Hạnh phúc càng nhân lên khi 4 người con trai lần lượt chào đời, đứa nào cũng bình thường, khoẻ mạnh. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng đổi lại, vợ chồng ông luôn siêng năng và hết mực thương yêu nhau.

cuoc song cua di nhan nguoi bun o nghe an
Ông Kháng bên căn nhà lụp xụp của gia đinh mình

Gần 10 năm về trước, da ông biến đổi một cách nhanh chóng, toàn thân mang một màu đen của bùn đất. Người dân khi nhìn thấy đều so sánh màu da của ông giống như màu của lớp bùn ở sâu dưới lòng sông đã lâu năm. Vừa đen vừa bủng beo, nhão nhẹt trông rất đáng sợ.

Những ngày đầu phải mang trong mình màu da “đặc biệt” ông Kháng không dám đi đâu vì mặc cảm, sợ mọi người cười chê. Cái tin ông Kháng bổng nhiên biến thành “người bùn” nhanh chóng lan khắp làng trên xóm dưới. Mọi người đổ xô đến nhà nhìn ông bằng con mắt hiếu kỳ.

Mọi người dần tạo khoảng cách, xa lánh ông vì sợ lây bệnh. Trẻ con trong làng khi nhìn thấy ông thì khiếp sợ, khóc lóc rồi chạy trốn như nhìn thấy ma, thấy quái vật. Cái tên “Người bùn”, “Kháng bùn” cũng được người dân dùng để gọi ông thay cho tên thật.

Bùi ngùi chia sẻ về cuộc sống bị mọi người xa lánh, ông Kháng tâm sự: “Tôi chẳng giống ai cả, ngay chính tui còn thấy sợ khi nhìn mình trong gương huống chi người khác. Ai nhìn thấy tui cũng như nhìn thấy một sinh vật lạ, như quái nhân. Họ xa lánh tôi vì sợ liên lụy. Tôi xa lánh họ vì mặc cảm, tự ti.”

Rồi đàn con ông cũng yên bề gia thất, đi làm ăn xa. Người vợ lâm bệnh, chẳng còn ai có thể thay thế quán xuyến công việc gia đình. Chỉ khi nhìn nhà cửa tiêu điều, mẹ già ốm yếu, vợ bệnh tật, ông Kháng mới bắt đầu lấy lại tư tưởng, gắng ngượng đứng dậy để chăm lo gia đình.

Cũng từ đây, hàng ngày ông thay vợ ra đồng chăm sóc hai sào ruộng, đến buổi lại thấy trên vai ông nặng trĩu gánh cỏ về nhà. Mỗi gánh như thế ông bán được 20.000 đến 25.000 đồng, tằn tiện lắm cũng đủ để ông mua cân gạo, con cá, con mắm cho cả gia đình ăn trong một ngày.

Cũng từ ngày nhìn thấy ông Kháng ra đồng làm việc khó nhọc, hàng xóm láng giềng đã dần nhìn ông bằng ánh mắt khác, không còn kỳ thị như trước. Họ cho rằng nếu ông Kháng "bùn" bị ung thư thì đã chết từ lâu chứ không bao giờ được khoẻ mạnh mà sống đến ngày hôm nay.

Ước mong của “dị nhân”

Khi đã thấu hiểu sự khó khăn bệnh tình và gia cảnh của "dị nhân", người dân nơi đây thường đến hỏi thăm, sẵn mớ khoai, bó rau cũng san sẻ. Thương hoàn cảnh khốn khó mà không có tiền cho, thấy ông Kháng thường hay đi chợ bán cua, bán ốc nên họ cho thêm trái khế, trái ổi trồng được trong nhà để ông kèm cặp ra chợ bán, kiếm thêm ít tiền.

Hai năm trước, bà Hoa qua đời vì cơn bạo bệnh, ngôi nhà dột nát chỉ còn mình ông Kháng và người mẹ già. Trong một lần trèo cây hái ổi đi bán, ông không may đạp phải cành ổi khô ngã nhào xuống đất. Mắt trái bị cành củi khô đâm thẳng vào gây chảy máu và vĩnh viễn không có cơ hội nhìn thấy ánh sáng. Mọi sinh hoạt trông chờ vào con mắt còn lại.

cuoc song cua di nhan nguoi bun o nghe an
Mong ước của người đàn ông này là trước khi chết tìm ra được căn bệnh mà mình mắc phải

Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn là thế nhưng suốt buổi trò chuyện, chưa một lần nghe ông Kháng than vãn. Bản thân ông Kháng chia sẻ rằng, con người ai cũng phải chết. Tôi nghĩ vậy nên sống được ngày nào thì mình hãy sống vui, sống khỏe ngày đó để khi nằm xuống không phải hối hận vì đã có mặt trên cuộc đời này. Sống ở cuối đời rồi, tui chỉ muốn biết mình đang mang căn bệnh quái ác gì khiến màu da trở nên đổi màu một cách đáng sợ.

"Da tui đen không ra đen, màu chẳng ra màu mà cũng chẳng giống bất kỳ ai. Mà nguyên nhân khiến tôi mang hình hài như thế này đang là vấn đề quan tâm không chỉ của tui mà của hầu hết bà con trong làng, của những ai đi trên đường chẳng may nhìn thấy tui,” ông Kháng tâm sự

Ông Nhữ Sỹ Lý (xóm trưởng xóm 12) cho biết. “Gia đình ông Võ Văn Kháng là một trong những hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo triều miên. Ông mắc bệnh lạ nên trước đây bị bà con xa lánh. Dần dần, thấy ông vẫn khỏe mạnh, vẫn sống hòa đồng với mọi người thì dân mới chịu gần gủi, quan tâm, giúp đỡ. Mấy năm trở lại đây ông Kháng hay ốm đau, dù có bảo hiểm y tế hộ nghèo nhưng đi lại khó khăn nên ông cứ phó mặc.”

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.