Phạm Công Danh và 'mánh tinh vi' rút hơn 1.666 tỷ đồng

Sử dụng pháp nhân của 11 công ty để vay vốn tại TPBank bằng tiền bảo đảm của VNCB tại TPBank, Phạm Công Danh cùng các đồng phạm đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.740 tỷ đồng.
pham cong danh va manh tinh vi rut hon 1666 ty dong
Phạm Công Danh tại tòa gia đoạn 1.

Với lý do để có tiền cho việc chăm sóc khách hàng, tăng vốn đầu tư của VNCB và trả nợ các khoản vay, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai tìm cách rút tiền ra khỏi VNCB, chuyển về để Danh sử dụng. Mai đề xuất với Danh ủy thác qua Qũy Lộc Việt để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh thì tiền sẽ quay trở lại thì được Danh đồng ý.

Do có mối quan hệ quen biết nhau từ trước, Mai đã trao đổi và thống nhất với Nguyễn Việt Hà (TGĐ Công ty CP Quản lý Qũy Lộc Việt- goi tắt là Qũy Lộc Việt) dùng biện pháp ủy thác đầu tư sang Qũy Lộc Việt và nhờ Hà mượn pháp nhân các công ty để vay tiền Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Sau đó, sẽ dùng số tiền này mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung và VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay trên thì được Hà đồng ý.

Để thực hiện kế hoạch, Hà gặp gỡ và trao đổi nhiều lần với Đặng Thị Bích Thủy (PGĐ khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank) và Đinh Việt Cường (GĐ khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank) cùng tìm các doanh nghiệp đứng ra vay vốn TPBank để đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Các bên đã lựa chọn được 11 pháp nhân là các Công ty để tham gia vào việc vay vốn, mua trái phiếu..., bao gồm: Công ty CP Đầu tư và Phát triển thương mại Đức Long (Công ty Đức Long); Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thạch Hà (Công ty Thạch Hà); Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Long Khánh (Công ty Long Khánh); Công ty CP Đầu tư và Thương mại Kỳ Nam (Công ty Kỳ Nam); Công ty CP Đầu tư và Thương mại Khánh Chi ( Công ty Khánh Chi).

Công ty CPTM Khôi Nguyên Phát (Công ty Khôi Nguyên Phát); Công ty TNHH Phát triển đầu tư dịch vụ Toàn Phát (Công ty Toàn Phát); Công ty TNHH phát triển đầu tư Thuận Phát (Công ty Thuận Phát); Công ty CP đầu tư phát triển và dịch vụ An Phát (Công ty An Phát). Công ty TNHH dịch vụ đầu tư Thịnh Phát (Công ty Thịnh Phát); Công ty cổ phần Đại Phát Việt Nam (Công ty Đại Phát Việt Nam).

Theo như thỏa thuận, VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay của 11 Công ty trên tại TPBank nên từ khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/2013, VNCB đã gửi trên 9 hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền là hơn 1.706 tỷ đồng để đảm bảo cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng tại TPBank trong thời hạn 1 năm. Sau đó, TPBank đã ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn và giải ngân cho 11 Công ty vay vốn với tổng số tiền cho vay là 1.666,8 tỷ đồng.

Cụ thể: Công ty Thịnh Phát 153 tỷ đồng, Công ty Thạch Hà 150 tỷ đồng, Công ty Đại Phát Việt Nam 170 tỷ đồng, Công ty Long Khánh 130 tỷ đồng, Công ty Thuận Phát 178 tỷ đồng, Công ty An Phát 173 tỷ đồng, Công ty Khôi Nguyên Phát 109 tỷ đồng, Công ty Khánh Chi 112 tỷ đồng, Công ty Kỳ Nam 141,8 tỷ đồng, Công ty Toàn Phát 215 tỷ đồng và Công ty Đức Long 135 tỷ đồng.

Đồng thời, Đặng Thị Bích Thủy còn ký hợp 11 Hợp đồng cầm cố trái phiếu với 11 Công ty này. Số trái phiếu cầm cố này có là do 11 Công ty đã mua lại trong hợp đồng mua bán 1.000 trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và 600 trái phiếu của Công ty Trung Dung.

Ngoài ra, cáo trạng còn thể hiện, 11 Công ty có Ủy nhiệm chi chuyển 1.000 tỷ đồng vào tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển 600 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Trung Dung, chuyển 66,8 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Thạch Hà (do Công ty Thuận Phát đứng tên vay 60 tỷ đồng, Công ty Kỳ Nam đứng tên vay 3,8 tỷ đồng và Công ty Thạch Hà 3 tỷ đồng).

Tổng số tiền 1.600 tỷ đồng trong tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, Phạm Công Danh đã rút ra sử dụng. Riêng số tiền 66,8 tỷ đồng, đã được sử dụng cho việc mua cổ phần của Công ty CP Giải Pháp Việt Nam và thực hiện việc ủy thác đầu tư.

Sau khi đã ấn định sẽ lấy pháp nhân của 11 Công ty trên, Nguyễn Việt Hà liên hệ với Đinh Việt Cường và Đặng Thị Bích Thủy ở TPBank trao đổi về việc cho 11 Công ty vay tiền tại TPBank và việc mua bán trái phiếu, chuyển tiền giữa các Công ty với Qũy Lộc Việt và các Công ty với Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Cường và Thủy đã chỉ đạo các chuyên viên khách hàng, khối khách hàng doanh nghiệp gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận hồ sơ pháp lý của công ty xin vay vốn, làm tờ trình đề xuất cấp tín dụng theo số tiền tương ứng với số trái phiếu đầu tư đã được thống nhất trước với Nguyễn Việt Hà, chuyển thông tin pháp nhân của các công ty vay vốn cho Nguyễn Kim Cẩm Vân (nhân viên Qũy Lộc Việt) để chuyển cho VNCB làm thủ tục bảo lãnh, mua bán trái phiếu.

Khi xét duyệt hồ sơ vay vốn, các Chuyên viên khách hàng và lãnh đạo phòng Kinh doanh TPBank chỉ xem xét hồ sơ vay của 11 Công ty, không đánh giá về năng lực tài chính mà chỉ đánh giá là: phương án kinh doanh có hiệu quả, có tài sản đảm bảo chính là tiền gửi của VNCB và tài sản bảo đảm bổ sung là Trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh/ Công ty Trung Dung (tài sản đảm bảo của bên thứ 3 hoặc tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay).

Khi Đơn vị kinh doanh chuyển tờ trình đề xuất cấp tín dụng và hồ sơ vay vốn của 11 Công ty đến Phòng tái thẩm định, mặc dù không xem xét đến tính pháp lý của các trái phiếu mà 11 Công ty vay vốn đầu tư mua có được phát hành đúng quy định của pháp luật hay không, nhưng Phòng tái thẩm định 1 TPBank vẫn đồng ý cho các doanh nghiệp vay vốn, nợ hồ sơ phát hành trái phiếu, đề xuất cấp tín dụng cho 11 Công ty và trình HĐTD, Ủy ban tín dụng TPBank xem xét, quyết định.

Trên cơ sở tờ trình đề xuất cấp tín dụng của Đơn vị kinh doanh và Phòng tái thẩm định 1; HĐTD và Ủy ban tín dụng đều đồng ý phê duyệt cấp tín dụng cho 11 Công ty vay tổng số tiền là 1.666,8 tỷ đồng đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Đến thời điểm giám định, TPBank không có thiệt hại nào từ những sai phạm về việc TPBank cho 11 Công ty liên quan đến Phạm Công Danh vay 1.666,8 tỷ đồng. Nhưng việc bảo lãnh của VNCB cho 11 Công ty này vay vốn tại TPBank đã gây thiệt hại cho VNCB số tiền hơn 1.740 tỷ đồng.

Kết luận điều tra xác định, Phạm Công Danh là chủ mưu và các đồng phạm đã giúp sức cho Danh thực hiện hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tê gây hậu quả nghiêm trọng”.

pham cong danh va manh tinh vi rut hon 1666 ty dong Vụ án Phạm Công Danh: Phi vụ cho vay 'thần tốc' 1.800 tỷ đồng

Đến hạn trả nợ cho BIDV số tiền 2.600 tỷ đồng, Phạm Công Danh đại diện cho phía VNCB làm hồ sơ vay 1.800 tỷ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.