Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 9/1: Ông Danh liên tục rời phòng xử để khám sức khoẻ

Ngày hôm nay (9/1), TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 ra xét xử với phần công bố cáo trạng của Đại diện VKS.
phien toa xet xu pham cong danh tram be ngay 91
Phạm Công Danh (áo xanh) giai đoạn 2.

Trước đó, trong phiên tòa xét xử chiều hôm qua (8/1), nhiều người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án đã vắng mặt khi HĐXX tiến hành kiểm tra. Xét thấy sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến quá trình xét hỏi, giải quyết vụ án nên chủ tọa Phạm Lương Toản cho phiên tòa tiếp tục.

Có mặt tại phiên tòa, luật sư Trần Minh Hải- Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh kiến nghị với HĐXX cho phép luật sư sử dụng những số liệu, tài liệu liên quan đến VNCB, các ngân hàng và hậu quả xảy ra trong giai đoạn 1 của vụ án này để làm rõ đợ chân thực thiệt hại thực tế.

Đáp lại yêu cầu của luật sư Hải, HĐXX chấp nhận cho phép sử dụng tài liệu của vụ án thuộc giai đoạn 1, nhưng nằm trong phạm vi có liên đến giai đoạn này. Bên cạnh đó, HĐXX cũng lưu ý các tài liệu đóng dấu mật, tuyệt mất không được sử dụng, khai thác, nếu sử dụng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

HĐXX cũng cho biết thêm, có 6 luật sư bào chữa cho các bị cáo trong vụ án này trùng với việc bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh đang được xét xử tại TAND TP Hà Nội. Tuy nhiên, HĐXX đã liên hệ và sẽ tạo điều kiện hết sức để các luật sư tham gia bào chữa, đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo.

Cho đến thời điểm hiện tại, HĐXX cho biết có 73 luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, do phiên tòa dự kiến kéo dài nên HĐXX yêu cầu các luật sư phải nộp bài bào chữa trước cho thư ký để đảm bảo việc xem xét cặn kẻ, khách quan.

Bên cạnh đó, để đúng tiến độ, chủ tọa Phạm Lương Hải nói rằng cấp tòa sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, và có thể làm việc cả ngày chủ nhật. Nếu xảy ra trường hợp này, TAND TP HCM sẽ thông báo trước cho mọi người nắm bắt.

Tiếp tục phiên tòa, đại diện VKS có ý kiến và đề nghị HĐXX triệu tập những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt trong phiên tòa hôm nay như: ông Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng... để làm rõ nhiều vấn đề trong vụ án

VKS cũng cho rằng, thời gian làm việc buổi chiều không còn nhiều nên đề nghị sẽ không công bố cáo trạng trong chiều nay.

Chấp nhận đề nghị của đại diện VKS, HĐXX công bố kết thúc phần thủ tục, phiên tòa chiều nay kết thúc và sẽ tiếp tục vào lúc 8h sáng 9/1.

phien toa xet xu pham cong danh tram be ngay 91 Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 8/1: Nhiều 'đại gia' vắng mặt, các bị cáo luân phiên xin được chăm sóc sức khỏe

Trong ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo khác, HĐXX đã hoàn ...

11:24 10:12 09:47 09:46 09:28 08:59 08:57 08:29 07:48 07:46 07:20 07:11 07:10
11:24

Với hành vi gây thiệt hại hơn 1.740 tỷ đồng cho VNCN, Phạm Công Danh cùng 20 đồng phạm sau bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”.

Phan Thành Mai (Nguyên TGĐ VNCB), Mai Hữu Khương (Nguyên Thành viên HĐQT, nguyên GĐ VNCB), Hoàng Đình Quyết (Nguyên PGĐ phụ trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, GĐ VNCB Chi nhánh Lam Giang), Trần Văn Bình (TGĐ Công ty TNHH MTV Trung Dung), Nguyễn Việt Hà (TGĐ Công ty CP quản lý Qũy Lộc Việt), Nguyễn Kim Cẩm Vân (Phụ trách kế toán Công ty CP quản lý Qũy Lộc Viêt), Đinh Việt Cường (Nguyên PGĐ khối KHDN Ngân hàng TMCP Tiên Phong), Đặng Thị Bích Thủy (Nguyên PGĐ khối KHDN, GĐ Trung tâm kinh doanh Hội sở Ngân hàng TMCP Tiên Phong).

Phạm Hoài Thanh (PGĐ Công ty CP đầu tư và phát triển Thạch Hà), Vũ Viết Minh Quân (Nguyên GĐ Công ty DV-ĐT-TM Minh Quang), Hà Văn Bình (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Phát Việt Nam), Đỗ Phương Nam (PGĐ Công ty CP Đại Phát Việt Nam), Lê Duy Thọ (GĐ Công ty CP đầu tư và thương mại Kỳ Nam), Ong Khắc Chung (GĐ Công ty CP đầu tư và thương mại Khánh Chi), Đỗ Minh Thủy (GĐ Công ty CP đầu tư và phát triển thương mại Đức Long), Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên kiểm soát viên định giá Công ty TNHH dịch vụ đầu tư Thịnh Phát), Nguyễn Ngọc Tuấn (GĐ Công ty CP đầu tư phát triển và dịch vụ An Phát), Nguyễn Thế Linh (TGĐ Công ty TNHH phát triển đầu tư Thuận Phát), Trần Quang Huy (GĐ Công ty TNHH đầu tư dịch vụ Toàn Phát), Đỗ Việt Bun (Nguyên trưởng nhóm KHDN trung tâm kinh doanh hội sở TPBank, GĐ Công ty CP Thương mại Khôi Nguyên Phát).

10:12

Phiên tòa trở lại làm việc.

Chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo Trần Quang Huy về việc gia đình đã rút đơn và đồng ý tiếp tục để 2 luật bào chữa. Bị cáo Huy đồng ý với ý kiến của gia đình

Đồng thời, do mắc bệnh ung thư nên sức khỏe yếu, HĐXX cho phép bị cáo Trần Hiệp được ngồi để nghe VKS đọc cáo trạng. Ông Phạm Công Danh vẫn tiếp tục ngồi phía trong phòng chăm sóc sức khỏe và nghe VKS đọc cáo trạng.

09:47

Phiên tòa tạm nghỉ giải lao 15 phút. Trước khi nghỉ giải lao, chủ tọa phiên tòa cho phép các bị cáo sức khỏe yếu được sự chăm sóc của bác sĩ.

09:46

Tương tự tại Sacombank, tháng 5/2013, với lý do để có tiền cho việc chăm sóc khách hàng, tăng vốn đầu tư của VNCB và trả nợ các khoản vay, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai tìm cách rút tiền ra khỏi VNCB, chuyển về để Danh sử dụng. Mai đề xuất với Danh ủy thác qua Qũy Lộc Việt để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh thì tiền sẽ quay trở lại thì được Danh đồng ý.

Sau đó, Danh mượn pháp nhân các công ty của Nguyễn Việt Hà (Tổng Giám đốc công ty Quỹ Lộc Việt) để vay hơn 1.666 tỷ đồng, của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).

Để thực hiện kế hoạch, Hà gặp gỡ và trao đổi nhiều lần với Đặng Thị Bích Thủy (PGĐ khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank) và Đinh Việt Cường (GĐ khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank) cùng tìm các doanh nghiệp đứng ra vay vốn TPBank để đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Theo như thỏa thuận, VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay của 11 Công ty trên tại TPBank nên từ khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/2013, VNCB đã gửi trên 9 hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền là hơn 1.706 tỷ đồng để đảm bảo cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng tại TPBank trong thời hạn 1 năm. Sau đó, TPBank đã ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn và giải ngân cho 11 Công ty vay vốn với tổng số tiền cho vay hơn 1.666 tỷ đồng.

Cụ thể: Công ty TNHH dịch vụ đầu tư Thịnh Phát (Công ty Thịnh Phát) 153 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thạch Hà (Công ty Thạch Hà) 150 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đại Phát Việt Nam (Công ty Đại Phát Việt Nam) 170 tỷ đồng, Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Long Khánh (Công ty Long Khánh) 130 tỷ đồng, Công ty TNHH phát triển đầu tư Thuận Phát (Công ty Thuận Phát) 178 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư phát triển và dịch vụ An Phát (Công ty An Phát) 173 tỷ đồng, Công ty CPTM Khôi Nguyên Phát (Công ty Khôi Nguyên Phát) 109 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Khánh Chi ( Công ty Khánh Chi) 112 tỷ đồng, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Kỳ Nam (Công ty Kỳ Nam) 141,8 tỷ đồng, Công ty TNHH Phát triển đầu tư dịch vụ Toàn Phát (Công ty Toàn Phát) 215 tỷ đồng và Công ty CP Đầu tư và Phát triển thương mại Đức Long (Công ty Đức Long) 135 tỷ đồng.

Cùng ngày, 11 Công ty có Ủy nhiệm chi chuyển 1.000 tỷ đồng vào tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển 600 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Trung Dung. Sau đó, các số tiền này điều được Phạm Công Danh rút ra và sử dụng.
Đến tháng 4/2014, 7/11 công ty mà Danh mượn pháp nhân để vay vốn tại TPBank không xuất trình được những hồ sơ thể hiện việc triển khai thực hiện như trong hợp đồng, tiềm ẩn rủi ro về thanh toán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn và khả năng trả nợ cho TPBank, nên TPBank đã công bố thu hồi tiền vay của 11 công ty.

Đến 7/4/2014, TPBank đã tự trích tiền gửi của VNCB tại TPBank để thu hồi nợ vay với số tiền hơn 1.740 tỷ đồng.

09:28

9h, Chủ toạ Phạm Lương Toản phải đề nghị đại diện VKS tạm dừng đọc cáo trạng để cho phép Phạm Công Danh ra ngoài. Theo Chủ toạ, Phạm Công Danh bị suy thận độ 3 nên không thể ngồi lâu nghe cáo trạng. Do đó, HĐXX cho phép bị cáo Danh ra ngoài gần vị trí của VKS để tiếp tục nghe cáo trạng trong khi bác sĩ chăm sóc sức khoẻ.

Trong ngày xét xử đầu tiên, Phạm Công Danh cũng liên tục được đưa ra ngoài để bác sĩ chăm sóc.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 91 hai bi cao tu choi luat su bao chua

Cáo trạng xác định, Phạm Công Danh là chủ mưu và 12 bị cáo: Trầm Bê (PCT HĐQT, kiêm Chủ tịch HĐQT Sacombank), Phan Huy Khang (Nguyên TGĐ Sacombank), Phan Thành Mai (Nguyên TGĐ VNCB), Mai Hữu Khương (Nguyên Thành viên HĐQT, nguyên GĐ VNCB), Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng Ban kiểm soát VNCB), Phan Minh Tùng (Phụ trách kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh) ,Nguyễn An Vinh (GĐ Công ty nhất nhất vinh), Nguyễn Ngọc Thái (GĐ Công ty thành công), Lê Đài (GĐ Công ty Bảo Gia), Lê Duy Lương (GĐ Công ty Thành Công), Nguyễn Hồng Dũng (GĐ Công ty Đại Long), Nguyễn Thị Kim Vân (GĐ Công ty Hương Việt) là đồng phạm giúp sức cho Danh về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế” gây thiệt hại hơn 1.800 tỷ đồng cho ngân hàng VNCB.

08:59

Ông Trầm Bê đã giúp sức cho Phạm Công Danh chiếm đoạt số tiền hơn 1.800 tỷ đồng của VNCB từ Sacombank


Danh đã chỉ đạo Mai Hữu Khương, Phan Thành Mai và Hoàng Đình Quyết đến Sacombank sử dụng pháp nhân 6 công ty (do Danh thành lập, thuê người đứng tên) làm hồ sơ để vay khoản tiền 1.800 tỷ đồng.

Tại đây, Danh gặp Trầm Bê (PCT HĐQT, kiêm Chủ tịch HĐQT Sacombank) đề nghị Bê cho Danh vay tiền. Danh và Trầm Bê có mối quan hệ quen thân từ trước nên Bê không ngần ngại đồng ý cho Danh vay 1.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Mặc dù hồ sơ vay vốn của 6 công ty mà Danh dùng pháp nhân chưa đầy đủ nhưng Bê vẫn phê duyệt cho 6 công ty cảu Danh vay: Công ty TNHH MTV TMDV Nhất Nhất Vinh (Công ty Nhất Nhất Vinh) vay 250 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD và KD Nhà Quốc Thắng vay (Công ty Quốc Thắng) 350 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD – ĐT – PT Địa ốc Bảo Gia (Công ty Bảo Gia) vay 340 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV XD&KD Nhà Đại Long (Công ty Đại Long) vay 310 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt (Công ty Hương Việt) vay 300 tỷ đồng và Công ty TNHH MTV TMDV Thành Thành Công (Công ty Thanh Thanh Công) vay 250 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang và Phan Đình Tuệ đã trao đổi với ông Bùi Văn Thành là Giám đốc Sacombank chi nhánh Hưng Đạo và bà Trần Thị Hải Triều là giám đốc Samcombank chi nhánh quận 8, TP HCM. Hai chi nhánh này trực tiếp xuất 1.800 tỷ đồng cho 6 công ty kể trên vay.

Mai Hữu Khương nguyên thành viên HĐQT VNCB được chỉ đạo lập báo cáo tài chính năm 2012 và nửa năm 2013 khống để hoàn thiện hồ sơ vay.

Nhân viên Sacombank chi nhánh Hưng đạo và quận 8 vừa lấy tài liệu do Khương cung cấp, vừa lập hồ sơ tín dụng như Hợp đồng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, Hợp đồng bảo lãnh cầm cố giấy tờ có giá cho Sacombank phát hành...Tổng số tiền gửi dùng để đảm bảo khoản vay 1.800 tỷ đồng của VNCB thời điểm đó là 1.854 tỷ đồng.

Toàn bộ 1.800 tỷ đồng tiền vay của Sacombank đều được chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh tại ngân hàng ACB chi nhánh Phú Thọ.

Sau khi vay được tiền của Saconbank, vào ngày 27/4/2013, Danh chuyển 1.700 tỷ đồng đến BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 2. Số tiền này dùng để trả gần 1.200 tỷ đồng cho khoản nợ 1.700 đồng mà các công ty của Danh vay chi nhánh này vào năm 2012. Chuyển qua BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 2 số tiền hơn 450 tỷ đồng để chuyển đến BIDV Chi nhánh Hải Vân, dùng để trả cho khoản nợ mà các công ty của Danh vay 900 tỷ đồng của chi nhánh Hải Vân năm 2012.

Đến ngày 26/4/2014, Sacombank tự động thu nợ gốc là 1.800 tỷ đồng và lãi vay là hơn 35 tỷ đồng từ tiền gửi của VNCB tại Sacombank để thu hồi nợ. Phía VNCB không thu hồi được số tiền gửi đã dùng để trả nợ thay 6 công ty, gây thiện hại cho VNCB hơn 1.835 tỷ đồng.

08:57

Vào khoảng thời gian 2013 và 2014, Phạm Công Danh giữ chức vụ Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh.

Cần tiến để trả nợ và sử dụng nhưng Danh không thể trực tiếp vay tiền tại VNCB nên đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV.

Đồng thời, Danh dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty mà Danh mượn pháp nhân. Sau đó, bị 3 ngân hàng trên thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, với tổng số tiền là hơn 6.100 tỷ đồng. Trong đó, Sacombank là hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank là hơn 1.740 tỷ đồng và BIDV là hơn 2.500 tỷ đồng.

08:29

Chủ tọa Lương Phạm Toản tuyên bố phiên tòa sáng nay tiếp tục làm việc

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV TM&DV Hương Vi) từ chối luật sư bào chữa do toà chỉ định. Theo đó, bị cáo sẽ thực hiện quyền tự bào chữa cho mình.

Ngoài ra, gia đình bị cáo Phạm Quang Huy cũng từ chối 1 luật sư bào chữa. Theo chủ toạ, bị cáo vẫn còn luật sư khác tham gia bào chữa trong phiên toà.

Từ 8h20, hai đại diện VKS sẽ công bố cáo trạng. Riêng Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ, chủ toạ cho phép ngồi nghe cáo trạng vì lý do sức khoẻ. Tất cả các bị cáo đứng nghe công bố cáo trạng.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 91 ong tran bac ha co tiep tuc bi trieu tap

Trong quá trình VKS đọc cáo trạng, ông Danh tỏ ra mệt mỏi. Chủ tọa phiên tòa hỏi tình trạng sức khỏe của ông Danh. Theo đó, ông Danh cho biết sẽ cố gắng để theo phiên tòa.

07:48

Khoảng 7h30 tòa làm thủ tục kiểm tra giấy tờ của những người đến tham gia phiên tòa

Khác với ngày 8/1, hôm nay phiên tòa có vẻ ít người tham dự hơn. Đến thời điểm hiện tại, dãy ghế dành cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan vẫn trống.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 91 ong tran bac ha co tiep tuc bi trieu tap
07:46

Các luật sư “phân thân” thế nào trong phiên xử ông Đinh La Thăng và Trầm Bê?

Cuối buổi xử ngày 8/1, Chủ tọa phiên tòa - Thẩm phán Phạm Lương Toản dành khoảng 15 phút để giải đáp thắc mắc của các luật sư và phổ biến một số quy định của phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài trong 1 tháng.

Theo thẩm phán Phạm Lương Toản, trong vụ án này, 6 bị cáo có luật sư cùng tham dự hai phiên tòa: xét xử Phạm Công Danh tại TP.HCM dự kiến kéo dài từ 08/01 đến 07/02/2018; xét xử ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm tại Hà Nội dự kiến kéo dài từ ngày 08/01 đến 21/01/2018. Chính vì vậy, HĐXX TAND TP.HCM đã liên hệ với HĐXX TAND TP Hà Nội để đảm bảo việc mọi việc diễn ra hợp lý.

“HĐXX sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các vị luật sư trong quá trình xét xử để bảo vệ các bị cáo. Các luật sư yên tâm về điều này” – thẩm phán Toản khẳng định.

07:20
Vì sao ông Trần Bắc Hà bị triệu tập đến phiên xử Phạm Công Danh? Vì sao ông Trần Bắc Hà bị triệu tập đến phiên xử Phạm Công Danh?

Chiều 8/1, VKS đề nghị triệu tập cho được ông Trần Bắc Hà và những người có liên quan đến phiên toà xét xử Trầm ...

Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 8/1: VKS yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 8/1: VKS yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà

Đại diện VKS yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng... để làm rõ nhiều vấn đề trong vụ ...

07:11
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 91 cac bi cao duoc dua den toa tu som
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 91 cac bi cao duoc dua den toa tu som
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 91 cac bi cao duoc dua den toa tu som

Ông Trầm Bê, ông Công Danh và các đồng phạm được dẫn giải đến toà lúc 6h30.
07:10

Trước đó, trong phiên tòa xét xử chiều hôm qua (8/1), nhiều người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án đã vắng mặt khi HĐXX tiến hành kiểm tra. Xét thấy sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến quá trình xét hỏi, giải quyết vụ án nên chủ tọa Phạm Lương Toản cho phiên tòa tiếp tục.

Có mặt tại phiên tòa, luật sư Trần Minh Hải- Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh kiến nghị với HĐXX cho phép luật sư sử dụng những số liệu, tài liệu liên quan đến VNCB, các ngân hàng và hậu quả xảy ra trong giai đoạn 1 của vụ án này để làm rõ đợ chân thực thiệt hại thực tế.

Đáp lại yêu cầu của luật sư Hải, HĐXX chấp nhận cho phép sử dụng tài liệu của vụ án thuộc giai đoạn 1, nhưng nằm trong phạm vi có liên đến giai đoạn này. Bên cạnh đó, HĐXX cũng lưu ý các tài liệu đóng dấu mật, tuyệt mất không được sử dụng, khai thác, nếu sử dụng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

HĐXX cũng cho biết thêm, có 6 luật sư bào chữa cho các bị cáo trong vụ án này trùng với việc bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh đang được xét xử tại TAND TP Hà Nội. Tuy nhiên, HĐXX đã liên hệ và sẽ tạo điều kiện hết sức để các luật sư tham gia bào chữa, đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo.

Cho đến thời điểm hiện tại, HĐXX cho biết có 73 luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ cho các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, do phiên tòa dự kiến kéo dài nên HĐXX yêu cầu các luật sư phải nộp bài bào chữa trước cho thư ký để đảm bảo việc xem xét cặn kẻ, khách quan.

Bên cạnh đó, để đúng tiến độ, chủ tọa Phạm Lương Hải nói rằng cấp tòa sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, và có thể làm việc cả ngày chủ nhật. Nếu xảy ra trường hợp này, TAND TP HCM sẽ thông báo trước cho mọi người nắm bắt.

Tiếp tục phiên tòa, đại diện VKS có ý kiến và đề nghị HĐXX triệu tập những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt trong phiên tòa hôm nay như: ông Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng... để làm rõ nhiều vấn đề trong vụ án

VKS cũng cho rằng, thời gian làm việc buổi chiều không còn nhiều nên đề nghị sẽ không công bố cáo trạng trong chiều nay.

Chấp nhận đề nghị của đại diện VKS, HĐXX công bố kết thúc phần thủ tục, phiên tòa chiều nay kết thúc và sẽ tiếp tục vào lúc 8h sáng 9/1.

phien toa xet xu pham cong danh tram be ngay 91 Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 8/1: Nhiều 'đại gia' vắng mặt, các bị cáo luân phiên xin được chăm sóc sức khỏe

Trong ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo khác, HĐXX đã hoàn ...

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.