Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới bùng phát tại TP Vũ Hán (Trung Quốc), đến nay đã có 724 người chết, và khiến hơn 348.60 người bị lây nhiễm, chủ yếu tại Trung Quốc.
Tại Việt Nam, hiện đã có 13 người nhiễm bệnh và 3 ca trong số đó bình phục, chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Tuy nhiên, với tâm lí phòng hơn chống, những ngày qua, nhiều người đã lựa chọn ở yên trong nhà, tránh tối đa việc ra đường hoặc đến chỗ đông người để phòng lây lan dịch bệnh. Điều này khiến cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ hàng ăn uống, shop quần áo, trung tâm thương mại,… rơi vào vắng vẻ, ế ẩm.
“Từ khi có dịch đến nay, với thông tin khuyến cáo người dân hạn chế đến nơi đông người, lượng khách hàng đến quán giảm hẳn, chỉ còn bằng 1/3 so với thời điểm này các năm trước. Doanh thu quán tôi đã giảm 50-60%”, anh Đình Ngọc, quản lí một nhà hàng ăn trên đường Trần Thái Tông (Hà Nội) cho hay.
Đang loay hoay tìm cách kinh doanh hợp lí để đảm bảo cho khách hàng ăn uống không ảnh hưởng tâm lí lo bị phạt vì Nghị định 100 cấm uống rượu bia khi lái xe, giờ đây, nhiều quán nhâu, nhà hàng ăn uống tại Hà Nội lại hoảng hốt bởi dịch bệnh virus corona bùng phát.
Trao đổi với chúng tôi, anh Đình Ngọc, quản lí một nhà hàng ăn trên đường Trần Thái Tông cho hay: "Từ đầu mùa dịch đến nay, lượng khách hàng đến quán giảm hẳn, chỉ bằng 1/3 so với thời điểm này các năm trước. Doanh thu cũng giảm 50-60%”.
Theo ghi nhận, không chỉ riêng nhà hàng của anh Ngọc mà các con phố tập trung đông các nhà hàng quán ăn khác tại Hà Nội như Tô Hiệu, Trần Đại Nghĩa, Hồ Tùng Mậu,… cũng rơi vào cảnh vắng vẻ, vào các giờ cao điểm nhưng hầu hết các hàng quán ở đây đều vắng người.
Nhà hàng rơi vào cảnh vắng vẻ vì dịch bệnh. (Ảnh: Thiên Trường).
Anh Ngọc cho biết, trước Tết vì Nghị định 100 nên các dịch vụ ăn uống thất thu. Nhiều cửa hàng hi vọng sau kì nghỉ Tết, khi các công ty, tổ chức đi làm trở lại, khách hàng sẽ đến đông hơn để ăn uống gặp mặt đầu xuân, vớt vát lại đươc doanh số.
“Nhưng thực tế đã không phải vậy”, anh Đình Ngọc chán nản.
Chủ một nhà hàng ăn uống lớn trên đường Láng (Hà Nội) cho biết lượng nhân viên đã bị cắt giảm hơn một nửa so với cùng kì năm ngoái, và dự kiến sẽ tiếp tục giảm tiếp vì không có khách.
Các quán ăn bình dân nhỏ hiện cũng đang gặp khó không kém hàng quán lớn, vì dịch bệnh, người dân ngại đến ăn uống chỗ đông người.
Chị Xuân, 34 tuổi, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên đường Cổ Nhuế (Hà Nội) cho hay, vì lượng khách hàng giảm nên mỗi sáng đi chợ chuẩn bị nguyên liệu chị không dám mua nhiều. “Chỉ mua với số lượng hạn chế, nếu hết thì gọi thêm người ta mang đến. Không có khách nên mua nhiều về không làm hết, nguyên liệu sẽ nhanh hỏng”, chị Xuân chia sẻ.
Áp lực tài chính đang đè nặng lên các nhà hàng kinh doanh ăn uống tại Hà Nội, đặc biệt là khu vực nội thành - nơi có chi phí thuê địa điểm đắt đỏ. Giá thuê địa điểm thường chiếm từ 10-15% doanh thu, trong khi chi phí thuê nhân công lên tới 20-30%.
Do đó, một số nhà hàng đã chọn giải pháp là tiếp tục đóng cửa, kéo dài kì nghỉ Tết cho đến khi dịch bệnh được khống chế, và các hoạt động sinh hoạt của người dân trở lại bình thường.
Những nhà hàng tiếp tục hoạt động thì chọn giải pháp để duy trì tồn tại như cắt giảm chi phí, giảm nhân công, tăng cường phục vụ nước rửa tay khử khuẩn cho khách đến nhà hàng. Nhiều nhà hàng đã bổ sung thêm vách ngăn, chia quán ra nhiều phòng nhỏ để khách có tâm lí thoải mái, an toàn khi ăn uống.
“Tuy nhiên, thiệt đơn thiệt kép, chưa kịp thích nghi với quy định chống tác hại của rượu bia mới nay lại đến dịch bệnh, rồi cũng đến lúc sẽ phải tính đến trường hợp đóng cửa quán và tìm hướng kinh doanh mới”, anh Đình Ngọc nói.
Không tiết lộ con số cụ thể, nhưng chị Nhung Phạm, chủ cửa hàng thời trang ở Cầu Giấy, Hà Nội nói rằng nhiều ngày nay không a đi mua sắm gì.
Doanh số bán hàng giảm mạnh, nhưng cửa hàng nằm tại vị trí đắc địa của con phố thời trang của thủ đô, mỗi tháng cửa hàng chị Nhung vẫn phải trả khoảng 60 triệu đồng chi phí thuê mặt bằng, chưa kể các chi phí vận hành như kho bãi, nhân viên, vận chuyển…
Trong khi đó, tại các Trung tâm thương mại, tình hình kinh doanh cũng không khá khẩm hơn. Anh Long, đang có gian hàng bán quần áo trẻ em tại một trung tâm thương mại trên đường Mạc Thái Tổ (Hà Nội), cho hay, mỗi tháng anh phải bỏ ra số tiền khoảng 150 triệu đồng, trong đó gần 80 triệu đồng là tiền thuê gian hàng, nhưng tình trạng ế ẩm này khiến anh rất lo lắng.
Nhiều shop thời trang lại duy trì các chương trình khuyến mãi khủng từ trong Tết, như giảm giá 50-60%, mua 2 tặng1, tặng voucher, thậm chí là tặng kèm khẩu trang cao cấp, nước rửa tay khử khuẩn,… để níu chân khách hàng.
Tuy nhiên, theo người bán thì dường như những chương trình kích cầu dạng giảm giá, tặng kèm đã không còn quá thu hút được người mua như những năm trước.
Trên trục đường Cầu Giấy dài khoảng 1,8km, theo ghi nhận đã có khoảng chục cửa hàng treo biển đóng cửa, hoặc chuyển nhượng cửa hàng, số khác thì thanh lí quần áo để chuyển sang hình thức kinh doanh mới.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mới đây Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu các Ngân hàng thương mại xem xét hỗ trợ doanh nghiệp, với các biện pháp như: giảm lãi vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay…
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020