Thế nào là lao động chính trong gia đình để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện.

Hỏi: Em đang có giấy khám nghĩa vụ quân sự nhưng em là lao động duy nhất của gia định. Vậy, em muốn chứng minh mình là lao động duy nhất thì cần các yếu tố nào để có thể làm đơn xin tạm hoản nghĩa vụ? Và nếu em đầy đủ các yếu tố để xin tạm hoản thì có được tạm hoãn không?

Quân Nguyễn

the nao la lao dong chinh trong gia dinh de tam hoan nghia vu quan su
Ảnh minh họa.

Trả lời: Điểm b khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định Tạm hoãn gọi nhập ngũ với công dân là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 thì tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi. Trong khi đó tuổi nghỉ hưu được xác định như sau:

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1.

Như vậy độ tuổi lao động là 15 - 60 tuổi đối với nam và 15 - 55 tuổi đối với nữ. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm.

Mất khả năng lao động là tình trạng người lao động không còn đủ điều kiện về sức khỏe để tiếp tục tham gia quan hệ lao động theo quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về người mất khả năng lao động hay các tiêu chuẩn để một người được xem là mất khả năng lao động.

Tại tiểu mục 1.4 mục 1 phần II của Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp “mất khả năng lao động” có nội dung hướng dẫn như sau: Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Căn cứ Điều 19, 22 Bộ luật Dân sự 2015, Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Cũng theo đó, người mất năng lực hành vi dân sự là một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Vậy, trường hợp người được tuyên bố là mất năng lực hành vi thì người đó không thể tham gia vào các quan hệ dân sự cũng như quan hệ lao động. Điều này có thể coi đồng nghĩa với việc người đó không có khả năng thực hiện công việc lao động.

Do vậy, bạn có thể tới UBND xã, phường xin xác nhận mình thuộc trường hợp là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

Sau đó làm đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự, xác nhận của UBND xã, phường nơi thường trú về hoàn cảnh gia đình gửi tới Ban chỉ huy quân sự huyện yêu cầu xét tạm hoãn. Sau khi xét đơn, nếu nhận thấy anh thuộc trường hợp theo quy định nêu trên thì Ban chỉ huy quân sự huyện sẽ ra quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với bạn.

Mẫu giấy xác nhận là lao động duy nhất để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mời bạn tham khảo tại đây!. (Mẫu Giấy xác nhận này chỉ có giá trị tham khảo, nếu ở địa phương có mẫu sẵn thì các bạn làm theo mẫu đó sẽ chuẩn xác hơn).

Thủ tục yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự

Bạn muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự bạn cần thực hiện các thủ tục sau:

Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:

1. Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

the nao la lao dong chinh trong gia dinh de tam hoan nghia vu quan su
Mẫu đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Trong đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải có đầy đủ các thông tin:

- Người nhận đơn là cơ quan chức năng có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Các thông tin cá nhân cần thiết.

- Lý do xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, có nghĩa là ghi rõ mình thuộc trường hợp nào trong số những trường hợp được pháp luật cho phép hoãn nghĩa vụ quân sự.

- Thời gian tạm hoãn.

Công dân phải có trách nhiệm đảm bảo tính trung thực trong việc xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

2. Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.

+ Giấy kết luận tình trạng sức khỏe của bác sĩ nếu thuộc trường hợp chưa đủ sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự.

+ Giấy xác nhận của UBND cấp xã về hoàn cảnh gia đình đối với trường hợp người là lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng người không có khả năng lao động, gia đình bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, tai nạn.

+ Các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân đối với các trường hợp: có anh chị em đang phục vụ tại ngũ, là hạ sĩ quan, chiến sĩ tham gia nghĩa vụ công an nhân dân, thuộc diện di dân, giản dân trong 3 năm đến các vùng kinh tế khó khăn;

+ Đối với cán bộ công chức, viên chức, thanh niên xung phong phải có giấy xác nhận của đơn vị đang công tác.

+ Đối với học sinh, sinh viên phải có giấy xác nhận của Nhà trường nơi đang theo học.

+ Một số giấy tờ khác.

Sau đó nộp tại UBND cấp xã để giải quyết. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, xác minh công dân có thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không. Sau đó Ủy ban nhân dân xã sẽ tiến hành thông báo kết quả đối với trường hợp của người nộp hồ sơ.

Về thời hạn nộp đơn xin tạm hoãn thì hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, khi đã có lệnh gọi nhập ngũ, nếu như bạn thấy bạn thuộc trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ thì trong khoảng thời gian đó bạn phải làm đơn trình cơ quan có thẩm quyền để họ xem xét, việc làm này cần thực hiện càng sớm càng tốt.

the nao la lao dong chinh trong gia dinh de tam hoan nghia vu quan su Hướng dẫn phân loại tiêu chuẩn sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự 2019

Bảng phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật đi nghĩa vụ quân sự để kết luận điều kiện về sức khỏe đi ...

the nao la lao dong chinh trong gia dinh de tam hoan nghia vu quan su Đang nuôi con nhỏ có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Danh sách công dân được tạm hoãn và miễn tham gia nghĩa vụ quân sự phải được thông báo đến trưởng thôn, xóm, tổ dân ...

the nao la lao dong chinh trong gia dinh de tam hoan nghia vu quan su Con đi nghĩa vụ quân sự, bố mẹ được hưởng những trợ cấp gì?

Khi đau ốm, gặp hỏa hoạn, tai nạn người nhà quân nhân tại ngũ được nhận trợ cấp theo Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.