Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty cổ phần Điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam, để bán ra thị trường Việt Nam, và làm rõ các vi phạm để xử lí nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện việc xác minh vụ việc Asanzo bị tố nhập linh kiện Trung Quốc, xóa mác và gắn xuất xứ hàng Việt như báo chí phản ánh, báo cáo kết quả trước ngày 30/7/2019. (Ảnh: Thông tin Chính phủ).
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lí thị trường…) rà soát lại việc quản lí nhà nước và nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30/7/2019.
Trước đó, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao đối với doanh nghiệp Asanzo ngay chiều 21/6, sau bài báo đầu tiên điều tra của Tuổi Trẻ về hàng điện tử gia dụng thuộc doanh nghiệp này.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, cho biết: "Thay mặt ban chấp hành, tôi nhận lỗi với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính về sai sót này".
Theo bà Hạnh, hành vi nhập hàng Trung Quốc ghi xuất xứ Việt Nam đã gây tổn thương nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào hàng Việt, và ảnh hưởng xấu tới uy tín chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Do đó, ngay sau bài báo điều tra của Tuổi Trẻ về các sản phẩm hàng điện tử của Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt, dù đang trong lúc chờ cơ quan điều tra kết luận, nhưng hội vẫn quyết định tước quyền sử dụng nhãn hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao với Asanzo, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn tử tế.
Nói về quy trình bình chọn, đại diện hội cũng cho biết từ 2016 đến nay, khi xem xét kết quả sơ bộ cuộc bình chọn hàng năm, hội nhận được nhiều thông tin của doanh nghiệp các tỉnh và các ngành về tình hình nhiều doanh nghiệp mới được thành lập tại các khu công nghiệp, nhưng chủ yếu chỉ là lắp ráp các bán thành phẩm từ nước ngoài, đóng gói bao bì, hoàn tất khâu cuối (thậm chí chỉ nhập thành phẩm về, xóa xuất xứ chính gốc) rồi dán nhãn "Sản xuất tại Việt Nam".
"Thông tin đó khiến chúng tôi càng lưu ý đặc biệt. Bên cạnh quy trình 3 bước kiểm tra đã thành nề nếp, là: Sau khi công bố rộng rãi trên báo lần 1, sơ bộ danh sách doanh nghiệp được bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao để xã hội cùng kiểm tra, thì ban tổ chức cũng tiến hành hỏi thông tin phản hồi từ cơ quan quản lí địa phương về tình hình tuân thủ pháp luật kinh doanh của doanh nghiệp, thu thập thông tin báo đài, đặc biệt là các khiếu tố khiếu nại của người tiêu dùng", bà Hạnh cho biết.
Kinh doanh 14:17 | 06/01/2020
Tiêu dùng 16:57 | 03/01/2020
Kinh doanh 14:02 | 17/11/2019
Kinh doanh 21:04 | 29/10/2019
Kinh doanh 21:26 | 25/10/2019
Kinh doanh 10:25 | 24/10/2019
Kinh doanh 09:35 | 24/10/2019
Kinh doanh 21:10 | 02/10/2019