Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh ngày 11/1: Nguyên TGĐ Sacombank nói 'ông Trầm Bê không áp đặt chúng tôi phải cho Danh vay'

Ngày 11/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 được TAND TP HCM tiếp tục đưa ra xét xử với phần xét hỏi của các luật sư để làm rõ khoản vay 1.800 tỷ đồng tại Sacombank và hành vi ủy thác đầu tư qua Qũy Lộc Việt từ VNCB.
toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 111 tram be khong ap dat sacombank phai cho pham cong danh vay tien
Trầm Bê bị dẫn giải ra xe sau phiên tòa ngày 11/1. Ảnh: Ngọc Hoa

“Trầm Bê không áp chúng tôi phải cho ông Danh vay tiền”

Sau 3 ngày mở phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế” thì sáng nay (11/1), HĐXX tiếp tục làm việc với phần xét hỏi của các luật sư.

Vẫn như những phiên tòa trước, Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm được cán bộ tư pháp dẫn đến tòa từ rất sớm. An ninh tại phiên tòa vẫn được thắt chặt như các ngày. Tuy nhiên, lượng người đến tham gia phiên tòa đã có phần giảm sút.

Mở đầu phiên tòa, Luật sư Chu Thị Trang Vân (luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Việt Hà và 2 bị cáo khác) hỏi bị cáo Phan Thành Mai về hành vi làm trái của Nguyễn Việt Hà và đồng phạm trong việc nhận ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ đồng từ VNCB qua Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Lộc Việt.

Mai khẳng định rằng có quen biết Nguyễn Việt Hà. Phần giao dịch qua quỹ Lộc Việt là giao dịch dân sự như những giao dịch mà bị cáo làm trước đây. Mai có đề xuất các công ty khác có chức năng tương tự, nhưng sau khi thống nhất HĐQT chọn Quỹ Lộc Việt là 1 trong 3 công ty đối tác.

Luật sư Vân tiếp tục hỏi Nguyễn Việt Hà về các chủ trương và tiêu chí khi Hà quyết định tham gia nhận ủy thác đầu tư trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo Hà cho biết: “Thiên Thanh là tập đoàn lớn, khá uy tín trên thị trường, việc nhận ủy thác đầu tư trái phiếu cho một tập đoàn lớn ngoài mang lại lợi ích cho quỹ Lộc Việt, còn nâng cao uy tín của đơn vị trên thị trường”.

Cũng theo bị cáo Nguyễn Việt Hà, do sức ép cạnh tranh nên phía quỹ Lộc Việt phải xúc tiến nhanh nhất có thể. Hợp đồng ủy thác đầu tư giữa quỹ Lộc Việt với Thiên Thanh là ủy thác đầu tư chỉ định, quỹ Lộc Việt đứng ở vị trí trung gian, do đầu tư chỉ định nên rủi ro tài chính do phía Thiên Thanh chịu, phía quỹ Lộc Việt không chịu trách nhiệm.

Khai tại tòa, bị cáo Hà thừa nhận đã chỉ đạo Thanh về việc nhận khoản tiền 903 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua bán trái phiếu của 03 công ty: Công ty Thạch Hà; Công ty Minh Quang và Công ty An Lộc; trực tiếp ký hợp đồng mua bán trái phiếu với tư cách là Phó Giám đốc công ty Thạch Hà và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; nhờ Vũ Viết Minh Quân, Giám đốc Công ty Minh Quang ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; chỉ đạo Phạm Hoài Thanh, Phó giám đốc Công ty Thạch Hà (Thanh cũng là nhân viên phân tích của Quỹ Lộc Việt ) ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh.

Ngoài ra, hai bị cáo Phạm Hoài Thanh và Nguyễn Kim Cẩm Vân cho biết đều nhận sự chỉ đạo của Hà, chứ không biết rõ vụ việc.

Các luật sư Trần Minh Hải, Hải Hà bào chữa cho Phạm Công Danh cũng tiến hành xét hỏi các bị cáo và 1 số người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Luật sư Trần Minh Hải hỏi các đối tượng Phan Thành Mai, Phan Huy Khang về hành vi sai phạm tại Sacombank.

Theo bị cáo Phan Thành Mai, các tổ chức tín dụng như VNCB, Sacombank được phép gửi tiền qua ngân hàng. Phan Thành Mai xin lỗi các đối tác, đại diện ngân hàng khi bị cáo đã vô tình đưa mọi người liên quan đến phiên tòa hôm nay.

Bị cáo Phan Huy Khang cho biết việc thực hiện tiền gửi giữa 2 ngân hàng là thực hiện bình thường và có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm. Hợp đồng giữa VNCB và Sacombank là Hợp đồng tiền gửi thanh toán không kỳ hạn.

Trình bày tại tòa, Khang cho rằng, nhân viên Sacombank đã thực hiện đầy đủ và đúng quy trình khi cho vay. Sau khi Danh đề xuất số tiền vay cụ thể thì Khang có báo cáo cho lãnh đạo. Lãnh đạo chỉ đạo làm theo quy đinh: “đúng thì làm”, nếu không đúng thì báo cáo lại chứ không có bàn bạc gì.

"Khi anh Bê giao nhiệm vụ cho tôi, tôi thấy đúng thì mới triển khai. Chúng tôi thấy hợp lý thì cho vay, chứ anh Bê không áp đặt chúng tôi phải cho Danh vay", ông Khang trả lời.

Phan Huy Khang khẳng định rằng, các khoản vay mà Sacombank ký là cho các công ty vay chứ không phải các nhân ông Danh.

Ông Trầm Bê cho biết, khi gặp Danh lên bàn bạc, đặt vấn đề vay, ông nói sẽ đồng ý nếu đáp ứng được điều kiện của Sacombank và có tài sản bảo đảm thì ông Danh đồng ý. Sau đó, ông Trầm Bê dẫn ông Danh đến gặp ông Phan Huy Khang.

Phạm Công Danh cũng cho biết, ông có trình bày cho ông Trầm Bê là các công ty con đang có nhu cầu vay tiền để kinh doanh vật liệu xây dựng và ông nghĩ Trầm Bê không biết mục đích thực mà ông Danh mượn tiền để làm gì.

Có mặt tại tòa, đại diện cơ quan giám định NHNN cho biết VNCB được phép gửi tiền tại các ngân hàng thương mại khác. Do đó, luật sư cho rằng,các giao dịch của VNCB thời điểm gửi tiền tại Sacombank là hợp lý.

Phạm Công Danh xin HĐXX xem xét cho những giám đốc “ảo” vì họ rất khó khăn

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 111 tram be khong ap dat sacombank phai cho pham cong danh vay tien
Phạm Công Danh sau khi phiên tòa kết thúc. Ảnh: Ngọc Hoa

Trong phiên tòa chiều 11/1, các bị cáo Nguyễn An Vinh (GĐ Công ty nhất nhất vinh), Nguyễn Ngọc Thái (GĐ Công ty Quốc Thắng), Lê Đài (GĐ Công ty Bảo Gia), Lê Duy Lương (GĐ Công ty Thành Công) lần lượt trả lời các câu hỏi của luật sư Nguyễn Tuấn Khanh ( luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo này).

Theo đó, các bị cáo này đều cho biết, bản thân là nhân viên của tập đoàn Thiên Thanh được Danh nhờ đứng tên để thành lập công ty. Việc các bị cáo đồng ý ký vào hồ sơ để vay vốn thì các bị cáo chỉ biết ký chứ không biết ký để làm gì, và không sử dụng số tiền đó.

Riêng bị cáo Vinh không phải là nhân viên tập đoàn Thiên Thanh, do vợ bị cáo và Phạm Công Danh nhờ. Trình bày tại tòa, Vinh cho biết ban đầu bị cáo không đồng ý nhưng bị cáo sợ ảnh hưởng công việc của vợ tại tập đoàn Thiên Thanh. Bên cạnh đó, Vinh nghe nói là chỉ đứng tên và ký tên giùm chứ không làm gì nên đồng ý. Toàn bộ số tiền Vinh ký, Vinh không biết chuyển về đâu và Vinh không sử dụng.

Xác nhận trước HĐXX, Phạm Công Danh thừa nhận lời khai của 4 người trên hoàn toàn đúng. Theo đó, ông Danh thuê những nhân viên đứng tên trên hồ sơ vay hàng ngàn tỷ đồng nhưng ông không hề tạo sức ép cũng như không hề ép buộc họ đứng tên giám đốc, bản thân họ vì tin tưởng nên họ không kiểm tra hồ sơ. Việc làm hồ sơ cho vay ông không hề che đậy.

Phạm Công Danh cũng cho biết thêm, các giám đốc đứng tên thuê không được hưởng bất kỳ đồng tiền này từ các khoản tiền vay từ ngân hàng mà chỉ nhận lương bình thường và không yêu cầu gì. Những khoản tiền khác là do tự nguyện Danh đưa cho.

"Họ không yêu cầu thêm lương cho việc đứng tên giùm mà do bị cáo tự nguyện đưa. Xin HĐXX xem xét cho họ, vì họ cũng rất khó khăn", Phạm Công Danh trình bày.

Phiên tòa chiều 11/1, HĐXX chuyển sang xét hỏi về hành vi của Phạm Công Danh và đồng phạm sử dụng pháp nhân của 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV.

Về số tiền vay tại BIDV, bị cáo Phan Thành Mai thừa nhận hành vi này giống như trong bản cáo trạng. Bị cáo chịu trách nhiệm chuẩn bị nguồn vốn và ký các hợp đồng liên quan đến HĐQT.

Bị cáo Mai cho biết ban đầu bị cáo không tham gia trực tiếp vào việc 12 công ty vay BIDV 4.700 tỷ đồng. Việc này Phạm Công Danh ra chủ trương, thống nhất chủ trương với BIDV và chỉ đạo nhóm Tài chính Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện (gồm Mai Hữu Khương, Lưu Trung Kiên, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng, Phạm Công Trung). Sau khi Tổ Tài chính Thiên Thanh lập xong hồ sơ vay gửi đến 4 chi nhánh BIDV.

BIDV không chấp thuận đất 302 Tô Hiến Thành vì sổ đỏ vẫn thuộc Quân khu 7 chưa sang tên cho Tập đoàn Thiên Thanh. Do vậy, bị cáo Danh quyết định dùng tiền gửi của VNCB gửi sang BIDV để bảo lãnh các khoản vay của 12 công ty và bắt đầu từ đó, bị cáo Mai chính thức tham gia vào việc 12 công ty vay vốn BIDV với tổng số tiền 4.700 tỷ đồng.

Việc VNCB gửi tiền thị trường 2 tại BIDV có làm văn bản xin ý kiến Tổ giám sát về việc gửi tiền và hạch toán ghi số là tiền gửi nhưng khi bảo lãnh và trả nợ thay đều không báo cáo, không hạch toán ngay vào sổ sách ngân hàng.

Mai cho biết, mục đích vay tiền là để tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ lúc đó đang là 3.000 tỷ đồng. Theo yêu cầu của NHNN là tăng lên 7.500 tỷ đồng, vì vậy cần thêm 4.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, do áp lực tăng vốn điều lệ, tăng trưởng tín dụng, trong khi vốn Ngân hàng Xây dựng lúc đó có 3.000 tỷ đồng, nên các bị cáo đã vay BIDV tổng số 4.700 tỷ đồng. Trong đó tăng vốn chỉ cần 4.500 tỷ đồng, còn 200 tỷ đồng để chăm sóc khách hàng.

Về 12 biên bản họp HĐQT VNCB về việc thống nhất chủ trương hỗ trợ 12 công ty tìm kiếm nguồn vốn để thu mua nguyên vật liệu xây dựng cung ứng cho các khách hàng, bị cáo khai mục đích này là không có thật. Trên thực tế, các công ty không hoạt động..

Bị cáo Mai cho rằng, phạm phải lỗi này là do HĐQT của Ngân hàng Xây dựng và các bị cáo đang có mặt tại đây, vì ai cũng nóng lòng có vốn điều lệ, chăm sóc khách hàng để tạo uy tín. Tại thời điểm bị cáo bị khởi tố thì tổng số tiền của Ngân hàng Xây dựng vào khoảng 40.000 tỷ đồng.

Phiên tòa sẽ tiếp tục vào 8h sang mai (12/1).

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 111 tram be khong ap dat sacombank phai cho pham cong danh vay tien Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 10/1: Nhân viên bảo vệ, lái xe... bất ngờ được làm giám đốc

Ngày 10/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần thẩm vấn các ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.