TP HCM: Hơn 322.000 người bắt buộc phải đeo khẩu trang

Theo Sở Công thương và Sở Y tế TP HCM, tổng cộng có 322.126 người ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày để phòng virus Corona lây lan.

Ngày 5/2, Sở Công thương TP HCM cho biết đã phối hợp với Sở Y tế TP HCM xác định 5 nhóm đối tượng ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày, để làm căn cứ xác định nhu cầu cho mặt hàng này.

UBND TP HCM đang xem xét đề nghị trên của các ngành chức năng.

Khi nào cần xét nghiệm virus corona, có mất tiền điều trị không.  Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp

Cụ thể, theo đề nghị, nhóm được ưu tiên nhất là cán bộ, công chức, nhất là những người làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; nhóm 2 là tiểu thương, nhân viên, người lao động làm việc tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi; nhóm 3 là nhân viên làm việc ở cơ sở lưu trú và khách sạn trên địa bàn; nhóm 4 là nhân viên làm việc ở bến xe, cảng hàng không, đường thủy, taxi, xe buýt; và nhóm 5 là nhân viên các bếp ăn tập thể.

Tổng cộng có 322.126 người ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày. Với nhu cầu sử dụng bình quân một người dùng 3 cái/ngày, thì 5 nhóm đối tượng ưu tiên cần hơn 966.000 cái. Theo khảo sát của Sở Công thương TP HCM, 13 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang ở TP HCM có năng lực cung cấp hơn 1,6 triệu cái/ngày nên đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng ưu tiên, số còn lại phục vụ người dân.

Sở Công thương đề nghị Sở Y tế thông tin đến các đối tượng ưu tiên bắt buộc sử dụng khẩu trang hằng ngày nắm thông tin và giảm nhu cầu sử dụng. Trước khó khăn về nguồn nguyên liệu sản xuất, Bộ Công thương đã chỉ đạo hệ thống tham tán thương mại tại các nước như Ấn Độ, Malaysia… có nguồn nguyên liệu là vải không dệt để kết nối nhập khẩu.

Xử tình trạng gom hàng hóa, thiết bị y tế

Ngày 5/2, Cục Quản thị trường (QLTT) TP HCM mở đợt cao điểm kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa liên quan đến công tác phòng, chống dịch. Trong đó, trọng tâm là các mặt hàng thiết bị y tế, dược phẩm, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn; các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas, hàng tiêu dùng...

Cục QLTT TP HCM cho biết đợt kiểm tra nhằm xử các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để mua gom, tăng giá các mặt hàng trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe. Đồng thời kiểm soát không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh để thu lợi bất hợp phát dưới mọi hình thức, bất chấp tình người, đạo đức kinh doanh và vi phạm pháp luật.

Trong 2 ngày qua, các đội QLTT đã phát nhiện nhiều nhà thuốc, cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế bán khẩu trang không rõ nguồn gốc, không ghi hạn sử dụng. Đáng chú ý, nhà thuốc Phụng Hoàng (P.10, Q.Gò Vấp) treo biển “hết hàng khẩu trang” nhưng khi kiểm tra thì Đội QLTT số 12 phát hiện nhà thuốc đang trữ 657 khẩu trang các loại. Đại diện nhà thuốc trình bày số hàng trên mua từ một người đàn ông đi xe máy biển số Bình Dương với giá 2.000 đồng/cái. Đội QLTT số 12 xác định nhà thuốc có hành vi găm hàng trong tình hình dịch bệnh, biến động cung cầu nên đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số khẩu trang.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.