'Nhiều game show, truyền hình thực tế có lời thoại, hình ảnh phản cảm' | |
Truyền hình thực tế: ‘Cánh cổng’ tăng cát-sê cho sao Việt |
The Remix - Hòa âm ánh sáng
Không thể phủ nhận, yếu tố tiên quyết làm nên sức hút của The Remix mùa đầu tiên chính là dàn thí sinh quy tụ nhiều gương mặt đình đám nhất showbiz Việt.
Ở mùa đầu, không một khán giả nào có thể cưỡng nổi sức hút của một Sơn Tùng M-TP đang trong thời kỳ đỉnh cao của các ca khúc hit. Đây cũng là lần đầu tiên nam ca sĩ chấp nhận từ bỏ các show để tập trung cho cuộc thi âm nhạc này. Bên cạnh đó, chương trình còn mời một loạt những ngôi sao đáng để chờ đợi như: Đông Nhi, Isaac, Tóc Tiên…
The Remix mùa đầu thành công một phần có sự góp mặt của dàn ca sĩ hot nhất showbiz như Sơn Tùng, Đông Nhi |
Nếu các thí sinh mang đến sức hút của gameshow này thì đội ngũ DJ và procuder từ lâu đã trở thành linh hồn của một chương trình âm nhạc đầy sáng tạo và thử thách như The Remix. Họ là những người đồng hành không thể thiếu của ca sĩ trong các tác phẩm thuộc thể loại EDM.
Ở mùa đầu tiên, hẳn các khán giả vẫn còn ấn tượng với một Đỗ Hiếu nhảy giỏi như vũ công chuyên nghiệp, một Touliver "chất ngầu", Slim V điển trai… không chỉ thổi một luồng gió mới vào các hit cũ mà họ còn tạo ra một loạt các hit mới, có thể kể đến như: Vì ai vì anh, Ngày mai, Yêu không nghỉ phép...
Còn với mùa 2 và mùa 3, khán giả có vẻ thờ ơ hơn. Bởi những gương mặt được công bố dường như thiếu hụt các yếu tố hấp dẫn nói trên. Ngoài Noo Phước Thịnh, các thí sinh ở mùa 2 còn lại đều chưa đủ sức hút để lôi kéo khán giả. Thậm chí đến mùa thứ 3, dù đã cố gắng thay đổi format nhưng hầu như không còn yếu tố nào gây được sức hút từ công chúng.
Để có thể tăng sự tò mò và hấp dẫn, BTC còn giấu tên của dàn thí sinh. Tuy nhiên, cách làm này không thực sự hiệu quả như mùa đầu khi dàn thí sinh ngày một thiếu đi sự chú ý từ phía người xem truyền hình.
Bên cạnh đó, dàn DJ và producer một màu, thiếu cá tính riêng cũng là điều khiến cho chương trình bớt “hot”. Vậy nên, ở mùa 2 và đặc biệt là mùa 3 dường như không có bản hit nào được tung ra khiến khán giả vì thế cũng ít chờ đón hơn so với mùa đầu rất nhiều.
The Voice - Giọng hát Việt
Chương trình Giọng hát Việt đang nằm trong tình cảnh tìm “chiêu bài” để giữ được sức hút sau 3 mùa. Nếu như mùa 1 được đánh giá là thành công nhất về mọi mặt, từ thí sinh, dàn HLV, sức hút truyền thông, thì mùa 2 và mùa 3 dường như “tụt dốc không phanh” khi không để lại ấn tượng gì. Điều này dẫn đến mùa thứ 4 đang theo tâm lý chung của số đông khán giả, sẽ lại trôi qua nhanh chóng.
Dàn HLV The Voice 2017 dù toàn những cái tên "hot" nhưng vẫn không thể kéo lại rating khi khán giả chưa thấy sự hấp dẫn và nhà sản xuất cũng đuối trong việc tìm "chiêu bài" mới. |
Dù đã trải trải qua những vòng thi gay cấn vào tạo hiệu ứng nhất như: Giấu mặt, Đối đầu, Đo ván và chương trình đang rục rịch tới vòng Liveshow nhưng hiệu ứng tạo ra là vô cùng thấp. Mặc dù dàn Huấn luyện viên có sự “trẻ hoá”, là những ngôi sao lớn có lượng fans đông đảo và đủ sức tạo rating trên các trang báo, nhưng khán giả đang cảm giác “đuối” khi tìm ra điểm để ghi nhớ hay níu kéo họ bật tivi theo dõi chương trình.
Mùa 1 được đánh giá rất thành công về truyền thông và hiệu ứng mạng xã hội, một phần do The Voice khi đấy là gameshow ca nhạc lần đầu du nhập về Việt Nam và là một trong những show truyền hình thực tế đầu tiên. Từ đó, rất nhiều gương mặt tạo nên hiện tượng như “hoàng tử Ballad” Bùi Anh Tuấn, giọng ca 16 tuổi Hương Tràm, “bản sao Taylor Swift” Bảo Anh…
Sang mùa 3, dường như câu chuyện tìm “hiện tượng” trở nên khó khăn, vì thế ngoại trừ chàng trai mũm mĩm Đức Phúc giành Quán quân, hầu như khán giả đều không gợi nhớ tới thí sinh nào. Giọng hát Việt 2017 cũng đang lao theo vết xe đổ ấy khi thiếu những thí sinh đủ tầm gây ảnh hưởng đến cộng động mạng như ở mùa đầu tiên.
Bước nhảy hoàn vũ
Bước nhảy hoàn vũ là một chương trình truyền hình thực tế dựa trên bản nhượng quyền của loạt chương trình truyền hình Anh, Dancing with the Stars của BBC. Các cặp thí sinh gồm một người nổi tiếng kết hợp một vũ công chuyên nghiệp. Là show truyền hình ăn khách trên VTV3 tuy nhiên, sức nóng của chương trình ngày càng giảm qua các mùa.
“Kịch” nhiều hơn “vũ” là vấn đề mà Bước nhảy hoàn vũ đang gặp phải. Giống với trường hợp của The Remix, Bước nhảy hoàn vũ cũng đang trên bước đường nỗ lực thay đổi format với tên gọi mới - Vip Dance để cứu lại sự quan tâm đã mất từ phía khán giả. Bên cạnh đó, tuyệt chiêu tung ra các thí sinh hot hay gây sự tò mò cũng được nhà sản xuất sử dụng triệt để. Dù vậy, thực tế đã chứng minh độ thu hút khán giả của chương trình này đã giảm dần đều sau 6 mùa tổ chức.
Bước nhảy hoàn vũ 2016 có khả năng "chết yểu" khi trải qua 6 mùa nhưng khán giả vẫn chưa kịp nhớ tên người chiến thắng trong mỗi năm. |
Có thể nói, BNHV mùa giải 2016 thể hiện nỗ lực “vớt” rating từ phía nhà sản xuất. Dàn thí sinh năm nay trẻ trung, xinh đẹp nhưng thiếu cá tính. Trải qua 9 live show, các bài nhảy khá tròn trịa và không có điểm nhấn, thiếu sự đột phá. Các tiết mục thi khiến người xem dễ dàng nhận thấy họ thi múa hơn là nhảy. Ngoài ra, ngày càng có xu hướng thí sinh tham gia chỉ chú ý đến các động tác bưng bê, nhào lộn, diễn xuất để kể tích, tuồng. Điều đó khiến BNHV giống vũ kịch hơn là khiêu vũ. Điều này không thể so sánh với những bài nhảy ấn tượng, đầu tư các mùa trước. Vì vậy, kết thúc mỗi đêm thi khán giả không hào hứng phân tích, bình luận. Việc các thí sinh lần lượt rời cuộc thi khá thầm lặng là điều dễ hiểu.
Không có thí sinh nào đủ sức lan tỏa cũng như bị soi nhiều như Minh Hằng, Thủy Tiên, Thu Minh của các năm trước. Cuộc chiến giữa các thí sinh - ngôi sao không tạo được sự tò mò, gay cấn; nói chính xác là kịch tích đã không tạo ra và đẩy lên cao trào ở sân chơi BNHV.
Một trong những yếu tố khiến mùa giải 2016 “kém nhiệt” bắt nguồn từ chính Ban giám khảo. Khánh Thi, Chí Anh hay Hồng Việt, Trần Ly Ly là những gương mặt cũ trên ghế giám khảo. Với mỗi chương trình truyền hình thực tế, sức hút không chỉ đến từ dàn thí sinh mà giám khảo cũng góp phần không nhỏ.
Chính những điều này khiến nhiều người thấy bớt cảm xúc - một yếu tố sống còn với các chương trình truyền hình thực tế theo kiểu thi thố và nghi ngờ về những kịch bản có sẵn.
Người mẫu Việt Nam - Vietnam's Next Top Model
Bước vào mùa thi thứ 8 và đang có dấu hiệu bị chững lại rất mạnh. So với những mùa đầu, chương trình năm 2016 không còn gây ra cảm giác thích thú, háo hức với người xem. Khi chưa lên sóng truyền hình, phía BTC tung ra rất nhiều “chiêu bài” nhằm câu khách. Một mặt tự khẳng định các thí sinh năm nay sẽ nổi trội hơn hẳn mùa trước cả về chiều cao lẫn học thức, mặt khác tung tin về những đầu từ mạnh tay cho chương trình. Cùng với đó việc áp dụng phiên bản mới “Phá bỏ mọi giới hạn” cho phép các thí sinh từ 1m50 đăng kí tham gia là điều không tưởng. Dường như format mới đã khiến mất đi cái cốt lõi của một chương trình tìm kiếm người mẫu đó là điều kiện tiên quyết - chiều cao.
Dù đẩy mạnh truyền thông và mở vòng Casting online nhưng ngay ở những tập đầu phát sóng, VNTM2016 đã bị người xem phản ứng, đa số đều cho rằng chương trình “tẻ nhạt, chẳng có gì đáng xem”. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cũng như độ hấp dẫn của chương trình, từ giám khảo, thí sinh cho đến cả việc PR quá tay và cách dàn dựng cho từng tập.
Thay đổi cách chơi mới, VNTM 2017 đang tìm sự hấp dẫn để cạnh tranh với The Face. |
Trái với lời khẳng định của ban tổ chức, dù có đổi format để tăng sự kịch tính nhưng thậm chí nó còn khiến chương trình kém hấp dẫn hơn hẳn. Hầu như năm nào khán giả cũng phải chứng kiến cảnh các thí sinh xung đột về những điều nhỏ nhặt, hay một cô gái luôn “mít ướt” để lấy lòng thương cảm...
Khi so sánh đến phần kịch bản cũng không có nhiều khác biệt. Vẫn là những màn đi catwalk và ngã, sau đó cũng là những concept chụp hình với động vật và kết hợp với những tiếng la hét vì sợ hãi. Có thể nói, kịch bản của Vietnam’s Next Top Model đã trở nên quá dễ đoán, khiến cho khán giả cảm thấy chẳng lấy gì làm đáng xem.
Điều tiếp theo khiến Người mẫu Việt Nam 2016 không được lòng khán giả chính là những tình huống sắp đặt kịch tính đầy giả tạo. Để truyền tải đến người xem thông điệp: “Môi trường người mẫu cạnh tranh khốc liệt và khó khăn”, vì vậy, Thanh Hằng với vị trí host luôn tỏ ra khó tính, nghiêm khắc và khắt khe với các thí sinh.
Không thể phủ nhận chương trình đi qua nhiều mùa đã sản sinh một số gương mặt sáng giá cho làng mẫu Việt, trong đó có Trang Khiếu, Hoàng Thùy, Tuyết Lan, Thùy Trang, Quang Hùng, Mâu Thủy... Tuy nhiên, nếu cứ đi vào lối mòn như vậy, chắc chắn VNTM sẽ càng đánh mất đi niềm hứng thú của khán giả mỗi khi xem chương trình. Và có thể, chương trình sẽ chịu chung số phận như "phiên bản đàn anh" của mình tại Mỹ.
Tạm kết
Trên đây chỉ là một vài trường hợp đáng chú ý trong số những gameshow đang chịu tình cảnh đuối về "chiêu trò" khi khán giả đón nhận mùa mới không nồng nhiệt.
Khi đời sống tinh thần tăng cao, đồng nghĩa khán giả sẽ càng có ý thức tiếp nhận thông tin giải trí một cách văn minh, sạch sẽ và khó khăn hơn. Mùa đầu tiên thành công nhất vì chương trình vẫn còn mới toanh với đời sống khán giả, nhưng sau đó kém dần vì có quá nhiều “đối thủ cạnh tranh” với format mới, na ná hoặc có chút khác biệt. Lượng thí sinh gần như bị “khai thác” triệt để khiến khán giả ngao ngán khi họ tham gia liên tục các gameshow khác nhau. Các gameshow nở rộ, khiến cho khán giả “bội thực” bởi “món ăn” mang tên truyền hình thực tế.
Không chỉ vậy, những chương trình với thời lượng quá dài khó khiến ai có thể ngồi trước màn hình để theo dõi cả chương trình. Mỗi chương trình còn cố gắng tạo ra thêm nhiều câu chuyện để kéo sức hút từ phía khán giả, nhưng biện pháp này có vẻ như đang mất dần tác dụng. Khán giả chỉ cảm thấy ngao ngán và có những cái lắc đầu khi nhắc tới những chương trình truyền hình thực tế hiện nay.
Có vẻ như gameshow Việt đang thiên về lượng hơn chất. Nhà sản xuất đang cố gắng tạo ra quá nhiều thứ mà không quan tâm tới việc khán giả cần gì. Vậy nên, càng dễ hiểu hơn vì sao những gameshow thực tế lại hot ở mùa đầu tiên, đơn giản là chất lượng tốt về mọi mặt từ thí sinh tới khách mời, từ phần trình diễn đến hình ảnh. Nếu vẫn tiếp tục theo lối mòn như ở thời điểm hiện tại, có lẽ khả năng cao sẽ có rất nhiều gameshow thực tế ở Việt Nam “chết yểu” để nhường chỗ cho những chương trình đầu tư về mặt chất lượng.
NSƯT Hữu Châu: 'Xem thế giới động vật còn hơn xem game show'
Ông Bảy của phim "Đam mê" cho biết anh không xem game show vì cho rằng thí sinh không diễn mà đang giỡn mặt với ... |
'Câu' dư luận bằng chuyện yêu của các cặp đôi: Trò mới từ gameshow?
Tần suất kể lể, ghen tuông về chuyện tình cảm của các cặp đôi trên các chương trình truyền hình thực tế, phải chăng họ ... |
Giải trí 17:35 | 07/09/2017
Giải trí 08:48 | 07/09/2017
Giải trí 23:34 | 06/09/2017
Giải trí 23:33 | 06/09/2017
Giải trí 10:12 | 06/09/2017
Giải trí 04:32 | 06/09/2017
Giải trí 08:16 | 03/09/2017
Giải trí 14:52 | 02/09/2017