Vì sao các hãng vẫn phải duy trì những chuyến bay trống khách

Dịch bệnh do Covid-19 bùng phát khiến lượng khách bay giảm mạnh, tuy nhiên, các chuyến bay không một bóng hành khách vẫn phải đi về thường xuyên.

Theo Business Insider, thực trạng cho thấy các hãng hàng không đang phải lãng phí hàng tấn nhiên liệu để thực hiện các chuyến bay "ma" trống rỗng do quy tắc “giữ chỗ” ở các sân bay châu Âu.

Theo quy tắc này, các hãng khai thác dịch vụ bay buộc phải duy trì tích cực hoạt động bay, nếu không sẽ mất chỗ bay - slot do dừng nghỉ quá dài.

Vì sao các hãng vẫn phải duy trì những chuyến bay trống khách - Ảnh 1.

Hãng hàng không Britis Airways phải hủy hàng trăm chuyến bay vì dịch bệnh Covid-19 lây lan, các tàu bay đỗ nghỉ trong bãi gây thiệt hại lớn cho hãng. (Ảnh: Shutterstock).

Dịch bệnh do virus corona đang lây lan trên toàn cầu khiến nhu cầu đi lại của hành khách lao dốc. Các hãng hàng không khốn đốn và phải giảm giá vé. Theo quy định hàng không của EU, nếu các hãng bay cung cấp dịch vụ xuyên lục địa cần duy trì 80% số chỗ đăng kí, nếu không sẽ bị mất số chỗ này cho các hãng bay đối thủ khác.

Điều kiện này khiến cho các hãng khai thác dịch vụ hàng không phải thực hiện các chuyến bay không một bóng người ra vào các nước châu Âu với chi phí khổng lồ, theo The Times of London.

Hôm 5/3, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Anh Grant Shapps đã phải gửi tâm thư cho cơ quan điều phối bay - Airport Coordinator Limited, trong đó yêu cầu ngừng áp dụng quy định trên trong tình hình dịch bệnh bùng phát, để ngăn chặn thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng môi trường không đáng có.

Bộ trưởng Shapps quan ngại để đáp ứng quy tắc “80/20” (quy tắc duy trì 80% chuyến bay đăng kí), các hãng sẽ buộc phải duy trì các chuyến bay qua lại với tỉ lệ tải thấp, hoặc thậm chí bỏ trống nhằm giữ chỗ.

"Việc này là không thể chấp nhận được. Nó không hề mang lại lợi ích cho khách hàng, những hành khách có nhu cầu thực sự, trong khi gây ra những hậu quả không đáng có cho môi trường”, ông nói.

Cơ quan điều phối hàng không - ACL đã phải hoãn áp dụng quy tắc 80/20 với hãng khai thác dịch vụ bay đến và đi Trung Quốc đại lục, trong đó có cả Hong Kong.

Hôm 5/3, hãng hàng không Flybe, Anh đã buộc phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản do những khó khăn về tài chính nghiêm trọng cộng hưởng với dịch bệnh bùng phát. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ước tính dịch bệnh bùng phát sẽ khiến doanh thu hàng không bốc hơi tới 113 tỷ USD trên phạm vi toàn cầu.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.