Vì virus corona, người Mỹ tại New York không muốn làm ăn với người Trung Quốc, khu Chinatown vắng hoe

Sự hoảng loạn về virus corona tiếp tục làm suy yếu hoạt động kinh doanh của Trung Quốc tại thành phố New York.
Vì virus corona, người Mỹ tại New York không muốn làm ăn với người Trung Quốc, khu Chinatown vắng hoe - Ảnh 1.

Khu Phố Tàu vắng hoe. Nguồn: CNN. (Ảnh: CNN).

Các nhà lãnh đạo kinh doanh cho biết những du khách và người địa phương hiện đang né tránh các cửa hàng, nhà hàng và các hoạt động kinh doanh khác, kể từ khi dịch virus corona bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc).

Các quan chức thành phố New York và một vài chủ doanh nghiệp Trung Quốc cho biết nhiều người sợ đến Khu phố Tàu (Chinatown), vì dịch bệnh đã bùng phát tại Trung Quốc.

Đây là một nỗ lực để xoa dịu nỗi lo sợ về virus corona, sau khi văn phòng của ông nhận được thông tin doanh số suy giảm ở khu vực người Trung Quốc. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho biết lượng khách lại giảm trong tháng 2/2020, sau khi có thông tin cho biết virus corona từ Trung Quốc đã lây lan ra mọi lục địa trên hành tinh này.

Các nhà lãnh đạo trong cộng đồng kinh doanh Trung Quốc cho biết lượng khách đã tăng tại một số cửa hàng địa phương. Đó là nhờ vào ngày 13/2, Thị trưởng Bill de Blasio đã phải ăn trước mặt các phóng viên tại nhà hàng Royal Queen, nhà hàng nổi tiếng của Trung Quốc trong khu phố Flushing của Queens, New York.

Vào ngày thứ Tư (26/02), các quan chức tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn chặn Dịch bệnh Mỹ (CDC), nói với phóng viên rằng việc virus lây ra ra khắp nước Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Peter Tu, một trong những giám đốc của Hiệp hội Kinh doanh của người Trung Quốc tại Flushing, cho biết những cư dân Đông Á trong cộng đồng giờ cảm thấy bối rối, và không biết phải làm gì. Nhiều người lo sợ đến những khu vực đông đúc, bao gồm các cửa hàng, phòng tiệc và nhà hàng. Thế là doanh số giảm mạnh.

“Thị trường và Tổng thống Trump nói ‘đừng lo ngại’, nhưng CDC lại nói một điều rất khác”, ông Tu nói với CNN Business. “Nếu bạn là người dân nơi đây, bạn sẽ lắng nghe ai? Chắc hẳn là CDC rồi. Thế là bạn sẽ ăn ở nhà thôi”.

Một số cửa hàng tại Manhattan cho biết nỗi sợ về virus corona gây thiệt hại còn lớn hơn cả dịch SARS hồi năm 2003, dịch H1N1 2009, và thậm chí là cả đợt tấn công khủng bố ngày 9/11/2001.

Các chủ doanh nghiệp người Trung Quốc ở Manhattan, Flushing, và khu Sunset Park ở Brooklyn, New York bắt đầu chú ý đến đà giảm mạnh về lượng khách hàng trong tháng 1/2020. Lượng khách sụt ngay trước dịp Tết Nguyên Đán và mùa du lịch lễ hội Xuân – vốn thường nằm trong những dịp bận rộn và sinh lãi nhiều nhất trong năm.

Các quan chức thành phố bắt đầu nhận được lời phàn nàn về việc các tài xế taxi từ chối bỏ khách ở khu người Trung Quốc, theo Cơ quan Dịch vụ Kinh doanh Nhỏ New York.

Kể từ giữa tháng 2/2020, các cửa hàng ở Phố Tàu ghi nhận doanh số giảm 30-80%, theo ông Chen. Hiệp hội Kinh doanh Người Trung Quốc tại Flushing (FCBA) gần đây ghi nhận hoạt động kinh doanh giảm 40%.

“Ở một số khu nhất định, chúng tôi nhận thấy tác động kinh tế quá lớn”, ông Gregg Bishop, Ủy viên của Cơ quan Dịch vụ Kinh doanh nhỏ New Yỏk, nói với CNN Business. “Nếu tình trạng này tiếp diễn trong 3-5 tháng tới, tôi chắc là một số doanh nghiệp sẽ phải sa thải bớt nhân viên”.

Các cơ sở y tế ở khu người Trung Quốc, nhà hàng tiệc cưới Trung Quốc đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất, theo các nhà lãnh đạo kinh doanh địa phương.

Connie Zhang là Chủ tịch kiêm CEO của nhà hàng tại Royal Queen mà Thị trưởng New York, vừa đến thăm vào giữa tháng 2/2020. Bà cho biết doanh số đã giảm 70-80% kể từ tháng 1/2020, và nỗi sợ về virus corona là thủ phạm chính. Doanh nghiệp của bà tuyển dụng 200 nhân viên.

Kết quả là bà Zhang phải giảm bớt tiền lương của chính bản thân, để tránh phải sa thải nhân viên. “Những người trước đó làm 6 ngày/tuần giờ chỉ làm 3-4 ngày”, bà Zhang nói. “Thật sự rất tệ”.

Vì virus corona, người Mỹ tại New York không muốn làm ăn với người Trung Quốc, khu Chinatown vắng hoe - Ảnh 2.

Nhà hàng dim sum vắng khách tại khu Chinatown, New York. (Nguồn: CNN).

Ông Bishop cho biết doanh số giảm tại các nhà hàng Trung Quốc đang gây tác động gián tiếp đến các lĩnh vực khác.

“Chúng tôi cũng nhận thấy tác động lên những nhà cung ứng”, ông Bishop nói. “Thị trường cá cũng giảm mạnh. Các nhà cung cấp thực phẩm khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự”.

“Khách hàng Trung Quốc thường là những người chi tiêu hào phóng nhất”, ông Chen cho biết. “Họ chi lượng tiền rất lớn và ở lại lâu nhất trong số các nhóm du lịch”.

Bà Zhang cho biết một số chủ nhà hàng Trung Quốc khác bị buộc phải đóng cửa tạm thời giữa cuộc khủng hoảng virus corona.

“Chúng tôi không muốn đóng cửa nhà hàng, vì không ai biết được tình trạng này sẽ kéo dài tới lúc nào”, bà Zhang cho biết. “Chúng tôi đang cố gắng mở cửa nhà hàng. Thật sự quá khó khăn đối với chúng tôi”.