Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê sáng 24/7: Ông Trần Bắc Hà vắng mặt do đang chữa bệnh tại Singapore

Chủ toạ Lương Phạm Toản cho biết, ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt do đang chữa bệnh tại Singapore. Ông Đoàn Ánh Sáng hiện đã có mặt tại toà.
xet xu pham cong danh tram be ong tran bac ha co toi tham du phien toa
Phạm Công Danh tiếp tục hầu toà.

Theo đó, các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm có: Phạm Công Danh (SN 1965, Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (SN 1959, Nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) và 44 bị cáo khác liên quan đến vụ án.

Trong phiên toà lần này, HĐXX cũng triệu tập 235 cá nhân, tổ chức đến tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.

Các đại gia và lãnh đạo ngân hành tiếp tục được triệu tập đến toà như ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV), ông Đoàn Ánh Sáng (Phó Tổng Giám đốc BIDV), ông Trần Lục Lang (Phó Tổng Giám đốc BIDV), bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát), bị án Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch ngân hàng TMCP Đại Tín - Trustbank), ông Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh), ông Đặng Văn Thảo (Phó Vụ trưởng vụ Ổn định tiền tệ NHNN)…

Được biết, phiên toà xét xử có sự tham gia phiên tòa có hơn 60 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Ông Phạm Công Danh có 7 luật sư gồm: Luật sư Phan Trung Hoài, luật sư Hà Hải (đoàn Luật sư TP HCM) và 5 luật sư thuộc đoàn Luật sư TP Hà Nội gồm: luật sư Trương Quốc Hòe, luật sư Bùi Phương Lan, luật sư Chu Mạnh Cường, luật sư Trần Minh Hải và luật sư Bùi Thị Hồng Giang.

Trầm Bê có 3 luật sư gồm: Luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, luật sư Phạm Ngọc Trung và luật sư Trần Quốc Khánh (cùng thuộc đoàn Luật sư TP HCM)

Phiên toà do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM) làm chủ tọa, dự kiến khai mạc vào ngày 24/7 tới và kéo dài đến ngày 15/8.

Trước đó, 46 bị cáo từng bị đưa ra xét xử. Đến ngày 7/2, TAND TP HCM đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.

Theo cáo trạng, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT VNCB và Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh nên không thể vay trực tiếp tại ngân hàng VNCB.

Do cần có tiền sử dụng nên Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV.

Đồng thời, Danh dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty mà Danh mượn pháp nhân. Sau đó, bị 3 ngân hàng trên thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, với tổng số tiền là hơn 6.100 tỷ đồng. Trong đó, Sacombank là hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank là hơn 1.740 tỷ đồng và BIDV là hơn 2.500 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền các công ty vay từ 3 ngân hàng được Danh chỉ đạo sử dụng cho các mục đích cá nhân của mình.

Do các công ty này làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ.

Trong khi đó, ngân hàng VNCB thực hiện việc bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty đó, dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Hành vi nêu trên của Phạm Công Danh và các đồng phạm đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

xet xu pham cong danh tram be ong tran bac ha co toi tham du phien toa Đại án Phạm Công Danh: Các sếp ngân hàng lần lượt thoát tội

Lãnh đạo các ngân hàng liên quan tới hành vi sai trái của Phạm Công Danh đều thoát tội.

10:54 10:42 10:30 09:50 09:26 08:49 08:26 07:55
10:54

Phiên toà sáng kết thúc

10:42
live xet xu pham cong danh tram be ngay 247 ong tran bac ha vang mat tram be duoc ra ngoai cham soc suc khoe

Ông Phạm Công Danh được dẫn vào phòng xét xử. Cũng như các phiên toà trước, HĐXX cho phép ông Danh ngồi tham dự phiên toà vì lý do sức khoẻ.

Tiếp theo, HĐXX tiến hành giải thích quyền và nghĩa vụ tại phiên toà của các bị cáo, người có quyền nghĩa vụ liên quan.

live xet xu pham cong danh tram be ngay 247 ong tran bac ha vang mat do dang chua benh tai singapore
Ông Trầm Bê cũng được dẫn lại vào phòng xử

Tại toà có 2 bị cáo là Cẩm Vân và Tiến Dũng không yêu cầu luật sư bào chữa cho mình.

HĐXX cho biết, một số lớn những người có quyền nghĩa vụ liên quan có xin vắng mặt. HĐXX xét việc vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến phiên toà nên phiên toà vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.

Luật sư Phan Trung Hoài: ông Phạm Công Danh mong muốn HĐXX xem xét triệu tập bổ sung đối với ông Hoàng Văn Toàn.

Phạm Công Danh: Đề nghị HĐXX triệu tập thêm ông Toàn để làm rõ 1 số vấn đề liên quan đến vụ án.

HĐXX cho biết, trong quá trình xét hỏi nếu thấy cần triệu tập thì sẽ triệu tập để phục vụ vụ án.

Tiếp đó, chủ tọa cho biết, phiên toà có thể sẽ xét xử cả thứ 7 và chủ nhật, nếu có thay đổi sẽ thông báo sau.

HĐXX tuyên bố kết thúc phần thủ tục chuyển qua phần xét hỏi.

Nhưng do thời gian đã hết nên VKS sẽ công bố cáo trạng vào đầu giờ chiều.

10:30

HĐXX đã tiến hành kiểm tra xong 164 người có quyền nghĩa vụ liên quan, người làm chứng và 68 đơn vị, công ty liên quan vụ án.

Theo đó, HĐXX cho biết nhiều người có đơn xin vắng mặt và giữ nguyên lời khai tại CQĐT và tại phiên toà từ ngày 8/1.

HĐXX có nhận được đơn xin vắng mặt của ông Trần Bắc Hà và xin xem xét sử dụng lời khai tại hồ sơ điều tra và không thay đổi. Hiện ông Bắc Hà mới phẫu thuật gan 19/7/2018 tại Singapore.

09:50

Chủ toạ Lương Phạm Toản cho biết, ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt do đang chữa bệnh tại Singapore. Ông Đoàn Ánh Sáng hiện đã có mặt tại toà.

09:26

HĐXX tiến hành thẩm tra lí lịch các bị cáo

Theo đó, HĐXX sẽ giữ nguyên giống như lần xử sơ thẩm trước đó. Nếu như toàn bộ lý lịch không có gì thay đổi.

Ông Phạm Công Danh hiện đang được ở trong phòng chăm sóc sức khoẻ.

Đến hiện tại, ông Trần Bắc Hà vẫn chưa có mặt tại phiên toà.

live xet xu pham cong danh tram be ngay 247 ong tran bac ha co toi tham du phien toa
Các luật sư tại phiên xét xử sáng 24/7

Luật sư Phan Trung Hoài (luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh) cho biết trong danh sách người bào chữa cho ông Danh thì có luật sư Trương Quốc Hoè đã rút đơn theo đề nghị của Phạm Công Danh.

Phan Thành Mai: có đề nghị bổ sung thêm luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang và đã có đơn trước đó.

HĐXX cho biết, HĐXX không tiếp nhận được đơn đề nghị này nên đã không cấp giấy cho luật sư Trang.

Sau đó, tại phiên toà, luật sư Trang cho biết, bị cáo Mai có gửi đơn cho HĐXX để luật sư bào chữa. Trong phiên toà, luật sư Trang đang bào chữa cho Đặng Thị Bích Thuỷ và Nguyễn Ngọc Sơn nên HĐXX vẫn để cho luật sư Trang bào chữa cho 2 bị cáo này.

Ông Trầm Bê rút luật sư Trần Quốc Khánh. Hiện tại ông còn 2 luật sư bào chữa cho mình là Luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng và luật sư Phạm Ngọc Trung.

Luật sư Trương Thị Minh Thơ và Nguyễn Thị Thanh Thảo tham gia bào chữa cho người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Hứa Thị Phấn.

Chủ toạ tiến hành kiểm tra sự có mặt của những người, đơn vị có quyền và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.

Theo đó, đại diện uỷ quyền của các Ngân hàng Sacombank, TPBank, CB, BIDV, Agribank,... đều có mặt tại toà.

Trong lúc HĐXX đang làm việc, bị cáo Trầm Bê được ra ngoài chăm sóc sức khoẻ.

Ngoài ra, các đại diện của ngân hàng Đại Việt, công ty XNK VN, công ty Phú Gia... xin vắng mặt tại toà.

08:49

Phiên toà bắt đầu làm việc

live xet xu pham cong danh tram be ngay 247 ong tran bac ha co toi tham du phien toa
08:26

Các bị cáo được dẫn vào phòng xét xử

live xet xu pham cong danh tram be ngay 247 ong tran bac ha co toi tham du phien toa
live xet xu pham cong danh tram be ngay 247 ong tran bac ha co toi tham du phien toa
07:55

Sáng nay (24/7), TAND TP HCM đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại các ngân hàng ra xét xử sơ thẩm.

Theo đó, các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm có: Phạm Công Danh (SN 1965, Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (SN 1959, Nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) và 44 bị cáo khác liên quan đến vụ án.

Trong phiên toà lần này, HĐXX cũng triệu tập 235 cá nhân, tổ chức đến tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.

Các đại gia và lãnh đạo ngân hành tiếp tục được triệu tập đến toà như ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV), ông Đoàn Ánh Sáng (Phó Tổng Giám đốc BIDV), ông Trần Lục Lang (Phó Tổng Giám đốc BIDV), bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát), bị án Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch ngân hàng TMCP Đại Tín - Trustbank), ông Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh), ông Đặng Văn Thảo (Phó Vụ trưởng vụ Ổn định tiền tệ NHNN)…

Được biết, phiên toà xét xử có sự tham gia phiên tòa có hơn 60 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Ông Phạm Công Danh có 7 luật sư gồm: Luật sư Phan Trung Hoài, luật sư Hà Hải (đoàn Luật sư TP HCM) và 5 luật sư thuộc đoàn Luật sư TP Hà Nội gồm: luật sư Trương Quốc Hòe, luật sư Bùi Phương Lan, luật sư Chu Mạnh Cường, luật sư Trần Minh Hải và luật sư Bùi Thị Hồng Giang.

Trầm Bê có 3 luật sư gồm: Luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, luật sư Phạm Ngọc Trung và luật sư Trần Quốc Khánh (cùng thuộc đoàn Luật sư TP HCM)

Phiên toà do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM) làm chủ tọa, dự kiến khai mạc vào ngày 24/7 tới và kéo dài đến ngày 15/8.

Trước đó, 46 bị cáo từng bị đưa ra xét xử. Đến ngày 7/2, TAND TP HCM đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.

Theo cáo trạng, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT VNCB và Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh nên không thể vay trực tiếp tại ngân hàng VNCB.

Do cần có tiền sử dụng nên Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV.

Đồng thời, Danh dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty mà Danh mượn pháp nhân. Sau đó, bị 3 ngân hàng trên thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, với tổng số tiền là hơn 6.100 tỷ đồng. Trong đó, Sacombank là hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank là hơn 1.740 tỷ đồng và BIDV là hơn 2.500 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền các công ty vay từ 3 ngân hàng được Danh chỉ đạo sử dụng cho các mục đích cá nhân của mình.

Do các công ty này làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ.

Trong khi đó, ngân hàng VNCB thực hiện việc bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty đó, dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Hành vi nêu trên của Phạm Công Danh và các đồng phạm đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê: Ông Trần Bắc Hà có tới tham dự phiên tòa? Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê: Ông Trần Bắc Hà có tới tham dự phiên tòa?

Sáng nay (24/7), TAND TP HCM đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu ...

Đại án Phạm Công Danh: Các sếp ngân hàng lần lượt thoát tội Đại án Phạm Công Danh: Các sếp ngân hàng lần lượt thoát tội

Lãnh đạo các ngân hàng liên quan tới hành vi sai trái của Phạm Công Danh đều thoát tội.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.