Tường Vi (23 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại TP HCM. Chị cho bé ăn dặm từ 5,5 tháng tuổi. Bằng việc kết hợp phương pháp ăn dặm truyền thống và phương pháp bé tự chỉ huy (BLW), Vi không mất nhiều thời gian để chuẩn bị và dọn dẹp. Đồng thời chị cũng theo dõi được thực phẩm nào bé thích, không thích và dị ứng để thay đổi thực đơn cho phù hợp.
Ban đầu, Vi cho bé ăn dặm mỗi ngày một cữ vào lúc 10h sáng. Khi bé được 10 tháng tuổi, chị tăng lên hai cữ một ngày và 3 cữ khi được một năm tuổi. Chị rất chú trọng bữa phụ. Đây cũng là bí quyết đặc biệt của Tường Vi để con hứng thú và ăn được nhiều hơn.
Bữa ăn phụ giúp đa dạng khẩu phần ăn, giúp bé tiêu hóa tốt hơn tránh tình trạng bị táo bón. Đặc biệt là trong giai đoạn bé bị biếng ăn hay tuần khủng hoảng, bữa phụ sẽ kích thích vị giác khiến con ngon miệng hơn. Mẹ được thỏa sức sáng tạo với sữa hạt, các loại bánh, váng sữa… đồng thời điều chỉnh lượng thức ăn của bữa phụ để gánh đỡ áp lực cho bữa chính.
Tường Vi |
9X chia sẻ: “Để bé có được bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình, tôi thường sơ chế nguyên liệu trước sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Ví dụ tôi ngâm đậu từ tối hôm trước để sáng hôm sau nấu cho con kịp giờ ăn…”
Điều quan trọng nhất là phải hiểu tâm lý của trẻ. Không ép vì sẽ dễ sinh chứng sợ ăn. Mẹ cần liên tục thay đổi món ăn như cháo, soup, mì, nui… để bé không ngán. Nguyên liệu chế biến đồ ăn dặm cần lựa chọn cẩn thận, tốt nhất là sử dụng thực phẩm organic hoặc mua tại những nơi uy tín như cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa phụ đảm bảo 3 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm đạm, béo, đường bột chính là bữa phụ hoàn hảo dành cho các bé. Thời gian xen kẽ giữa các bữa chính và bữa phụ nên kéo dài khoảng 2 giờ.
Bé nhà Tường Vi |
Với bé dưới một tuổi, không nêm nếm gia vị muối, tuổi này chỉ cần vị tự nhiên trong thực phẩm đã thích hợp với vị giác của con. Riêng với bữa phụ hạn chế chất béo. Mẹ lên thực đơn cụ thể cho con để không bị lặp lại hoặc rơi vào tình trạng không biết hôm nay ăn gì.
“Tôi tập cho con thói quen ngồi vào ghế ăn từ nhỏ để sau này mỗi khi ngồi vào ghế là bé tự hiểu đến giờ ăn và hợp tác với mẹ. Không ăn rong, không xem tivi, không chơi đùa khiến trẻ mất tập trung gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt. Các mẹ hãy dũng cảm quên ngay nỗi lo sợ con đói. Phải để con hiểu rằng ăn là quyền chứ không phải nghĩa vụ”, bà mẹ trẻ tâm sự.
Cùng tham khảo một số công thức bữa phụ của Tường Vi:
1. Sinh tố xoài bột sắn dây
Sinh tố xoài bột sắn dây |
- Xay nhuyễn xoài cùng chút nước lọc.
- Hòa tan sắn dây cùng nước nguội rồi vừa đun vừa khuấy đến khi bột chuyển sang màu trắng trong.
- Cho sắn dây và xoài ra ly.
2. Sinh tố vú sữa rắc hạt lanh
Sinh tố vú sữa rắc hạt lanh |
- Lấy hết ruột quả vú sữa và loại bỏ cùi, hạt.
- Xay nhuyễn cùng chút nước lọc.
- Cho ra ly rồi rắc hạt lanh lên trên.
3. Sữa khoai lang đậu cúc
Sữa khoai lang đậu cúc |
Nguyên liệu:
- 10 hạt đậu cúc
- 1/4 củ khoai lang
- 1/2 thìa cà phê hạt chia
Cách làm
- Ngâm đậu cúc qua đêm, bóc vỏ rửa sạch.
- Gọt vỏ khoai lang và thái nhỏ.
- Xay mịn khoai và đậu cúc.
- Bã có thể thêm bột ngô hoặc bột mì làm bánh. Nước thu được đun sôi lăn tăn. Bảo quản tủ lạnh sử dụng trong vòng 2 ngày.
4. Trà lê kỉ tử chà là
Trà lê kỉ tử chà là |
Nguyên liệu:
- 1/8 quả lê Hàn Quốc
- 10 hạt kỉ tử hữu cơ
- 1 quả chà là hữu cơ
Cách làm:
- Lê thái hạt lựu
- Bỏ lê, kỉ tử và chà là vào nồi
- Dùng thìa tán chà là cho tan ra
- Cho 200ml nước lọc, bắc lên bếp đun sôi lửa liu riu khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Lọc lấy nước và cho bé uống.
5. Sữa óc chó, đậu xanh rang
Sữa óc chó, đậu xanh rang |
Nguyên liệu:
- Óc chó
- Đậu xanh
- Lá dứa
- Sữa công thức
Cách làm:
- Óc chó tách lấy nhân
- Đậu xanh rửa vo sạch rang thơm
- Cho óc chó đậu xanh vào sữa công thức đã pha sẵn xay mịn, lọc qua rây. Bắc lên bếp, bỏ thêm lá dứa đun sôi lăn tăn là được.
6. Tàu hũ
Tàu hũ |
Nguyên liệu:
- 150gr hạt đậu nành
- 1 lít nước lọc
- 3gr đường nho
Cách làm:
- Đậu vo sạch ngâm 6 đến 8 tiếng cho đậu mềm, bóp nhẹ cho đậu bong vỏ nổi lên trên chắt bỏ đi.
- Cho đậu vào máy xay cùng 1/3 lượng nước. Sau khi xay mịn, cho hết phần nước còn lại vào.
- Lọc qua khăn xô hoặc túi lọc sữa vắt bỏ bã
- Bắc lên bếp, khuấy đều tay để tránh bị khê dưới đáy, đến khi sôi lăn tăn quanh mép nồi tắt bếp.
- Cho 3gr đường nho vào tô sứ cho thêm 2 thìa canh nước lọc nguội lắc nhẹ cho đường tan.
- Đổ mạnh sữa vào tô đường rồi giữ nguyên, dùng màng thực phẩm bọc lại để 1 giờ là đậu hũ đông.
- Múc từng lớp mỏng ra chén.
7. Chè đậu xanh hạt kê cốt dừa
Chè đậu xanh hạt kê cốt dừa |
Nguyên liệu:
- 50gr hạt kê hữu cơ
- 30gr đậu xanh
- 1 thìa cà phê đường dừa hữu cơ
- 20ml cốt dừa hữu cơ
- 1,5 thìa cà phê bột năng hữu cơ
Cách làm:
- Ngâm hạt kê và đậu xanh khoảng 2 giờ.
- Ninh kê và đậu xanh khoảng 30 phút.
- Nêm đường dừa
- Hòa một thìa bột năng hữu cơ vào nước lọc, đổ vào nồi chè khuấy đều rồi tắt bếp.
- Trong khi đợi chè nguội, cho cốt dừa lên bếp đun sôi nửa thìa bột năng hòa tan cho sệt lại.
- Khi bé ăn, múc chè ra chén rồi mẹ thêm cốt dừa.
8. Puding dâu xoài kem chia
Puding dâu xoài kem chia |
Nguyên liệu:
- 1/2 quả xoài chín
- 3 quả dâu tây
- 10ml whipping, hỗn hợp kem sữa béo với thành phần chính là sữa tươi nguyên chất (chưa tách bơ, không đường) và bơ nhạt (không muối).
- 10ml sữa công thức hoặc sữa mẹ
- 2gr hạt chia Mỹ
- 10gr gelatin
Cách làm:
- Ngâm gelatin trong nước lọc khoảng 10 phút
- Xay nhuyễn dâu tây cùng 20ml nước lọc rồi bắc lên bếp đun đến khi hơi ấm. Cho 1/3 gelatin và khuấy đều. Múc ra cốc rồi để ngăn mát tủ lạnh 5 phút.
Xoài và whipping làm tương tự.
9. Bánh chuối
Bánh chuối |
Nguyên liệu:
- 150gr chuối chín
- 100gr bột mì
- 60ml sữa tươi
- 60ml dầu ăn
- 30gr đường dừa hữu cơ
- 1 quả trứng gà ta
- 3gr bột nở hữu cơ
- 1gr muối hạt
- 30gr socolachip
- Hạnh nhân
Cách làm:
- Trộn đều hỗn hợp ướt gồm chuối dằm nhuyễn, sữa tươi, dầu ăn, đường, trứng.
- Làm nóng lò 175 độ
- Trộn đều hỗn hợp khô gồm bột mì, bột nở, muối đã rây.
- Trộn hỗn hợp ướt và khô cho thật nhuyễn và 1/2 phần socola. Cho vào khuôn đã được chống dính. Rắc socola và hạt nhân lên mặt bánh.
- Nướng khoảng 40 phút.
10. Bánh tuyết
Bánh tuyết |
Nguyên liệu:
- 50ml sữa tươi
- 50ml whipping cream
- 30ml cốt dừa hữu cơ
- 5gr gelatin
- đường
- vụn dừa khô
Cách làm:
- Ngâm 5gr gelatin trong nước khoảng 10 phút
- Cho sữa tươi, whipping cream, cốt dừa, đường trộn thật đều rồi đun cách thủy.
- Khi sữa ấm nóng thì galetin vào khuấy đều.
- Đổ hỗn hợp vào hộp nhựa đã lót màng bọc thực phẩm, đậy kín và bapr quản ngăn mát ít nhất 5 giờ
- Cắt từng miếng nhỏ rồi lăn qua vụn dừa.
XEM THÊM
Thực đơn ăn dặm của bà mẹ 9X để mỗi bữa ăn của con là một cuộc khám phá Bà mẹ 9X Thùy Dương chia sẻ thực đơn ăn dặm BLW để mỗi bữa ăn của con là một cuộc khám phá. |
Thực đơn ăn dặm 3 trong 1 của bà mẹ xinh đẹp khiến con không chê món nào Chị Phan Thị Thu Tuyết (26 tuổi) chia sẻ thực đơn ăn dặm 3 trong 1 khiến con không chê món nào. |
'Đánh bay' mọi áp lực với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bà mẹ TP HCM Chị Vân Anh (TP HCM) chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật để mẹ và con đều không áp lực. |
Mặc áp lực từ gia đình, bà mẹ 9X kiên định cho con ăn dặm BLW và kết quả bất ngờ Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (25 tuổi) kiên định cho con ăn dặm BLW mặc áp lực từ gia đình. |
Không còn lo lắng 'Hôm nay con ăn gì' với thực đơn ăn dặm của bà mẹ xinh đẹp Chị Phương Anh (Hà Nội) chia sẻ thực đơn ăn dặm để đánh bay nỗi lo lắng "Hôm nay con ăn gì". |
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 01:10 | 11/10/2018
Lối sống 13:43 | 23/09/2018
Lối sống 10:36 | 20/08/2018
Lối sống 07:06 | 15/08/2018
Lối sống 08:04 | 06/08/2018
Lối sống 12:00 | 03/08/2018
Lối sống 11:00 | 30/07/2018