Thống kê của Asian Nikkei Review đã có 33 công ty chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc kể từ khi căng thẳng Mỹ - Trung nóng lại. Trong số đó, đến 23 công ty đã chuyển sang Việt Nam, phần còn lại chuyển sang Malaysia, Thái Lan và Campuchia.
Ngân hàng của Mỹ Citigroup đã đưa ra một báo cáo về xu hướng chuyển dịch này. Báo cáo có nêu rõ: "Các nền kinh tế có nhiều khả năng được hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa địa lí trong chuỗi cung ứng toàn cầu, là những nền kinh tế có cường độ xuất khẩu cao không thua kém gì Trung Quốc. Do đó, xu hướng này đã được thực hiện. Và Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan có thể là những nhân tố hưởng lợi trong thời gian sắp tới".
Các ông trùm công nghệ đến từ Mỹ như Microsoft và Google, đang nỗ lực di dời dây chuyền sản xuất các thiết bị mới từ Trung Quốc đến các địa điểm tiềm năng tại Việt Nam và Thái Lan. Ngay cả Apple cũng đang sản xuất hàng triệu tai nghe không dây AirPod thế hệ mới tại Việt Nam trong quý này.
Tuy nhiên, không chỉ có mỗi Việt Nam "hô mưa gọi gió". Asian Nikkei Review tiết lộ, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang đàm phán với chính phủ Mỹ về việc di dời các công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc sang quốc đảo này.
Luhut Panjaitan, Bộ trưởng điều phối về các vấn đề hàng hải và đầu tư, cho biết chính phủ của ông đang cung cấp các vị trí cho nhiều doanh nghiệp Mỹ trong các khu công nghiệp. Chúng bao gồm khu công nghiệp Kendal ở Trung Java, một khu kinh tế đặc biệt có ưu đãi về thuế. Một ứng cử viên khác là khu công nghiệp Brebes, một trong 89 dự án ưu tiên quốc gia được lựa chọn bởi Tổng thống Joko Widodo để phát triển.
Theo ông Panjaitan, hiện có khoảng 20 công ty đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đến Indonesia. Người phát ngôn của Bộ này nói thêm rằng ông Panjaitan đã có cuộc hội đàm với Giám đốc điều hành của Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, một cơ quan chính phủ, sau "buổi liên lạc của ông Widodo với Tổng thống Trump".
Nhưng trong báo cáo của Citigroup, ngân hàng này cảnh báo: "Các doanh nghiệp đang rời khỏi Trung Quốc, nhưng không đến Indonesia, vì các nước láng giềng của Indonesia được chào đón nhiều hơn".
Indonesia đang xếp hạng cao hơn Việt Nam trong Chỉ số hiệu suất công nghiệp cạnh tranh của Liên Hợp Quốc. Nhưng thu nhập trung bình hàng tháng cho cả lao động có trình độ trung bình và tay nghề thấp ở Indonesia thấp hơn ở Việt Nam, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Tuy nhiên, trong lịch sử, Indonesia vốn không có thế mạnh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ bằng 1,8% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước năm 2018. Đó là một tỉ lệ rất thấp so với các đối thủ khu vực như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia.
Ngân hàng Thế giới cũng từng nhắn nhủ với Tổng thống Widodo vào năm ngoái, rằng Indonesia đã bỏ lỡ "cơ hội vàng".
Yulius Yulius, CEO và đối tác cao cấp tại văn phòng Jakarta của Tập đoàn tư vấn Boston, cho biết những hạn chế của Indonesia trong mắt các nhà đầu tư có thể là do "không thiện chí, chẳng hạn như về lao động và đất đai". Theo đánh giá của ông Yulius, tại Việt Nam, chính phủ có thể cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài các ưu đãi về quyền sử dụng đất, và đảm bảo rất nhiều thứ sẽ được giải quyết nhanh gọn.
Đáng nói, sự bùng phát Covid-19 tại nước này cũng có khả năng khiến các nhà đầu tư nói lời tạm biệt với Indonesia. "Nếu có ca nhiễm dịch xảy ra trong nhà máy, điều đó sẽ có tác động lớn. Các quốc gia cũng cần liên lạc và có kế hoạch về cách đối phó không chỉ với tình hình hiện tại, mà còn làm thế nào để chuẩn bị cho một làn sóng bùng dịch tiếp theo, hoặc loại virus tiếp theo sẽ xảy ra", Yulius nói.
Indonesia hoàn toàn tuột lại phía sau Việt Nam và một số nước Đông Nam Á về kiểm soát dịch bệnh. Số ca nhiễm Covid-19 được xác nhận đã tăng vọt ở Indonesia trong tháng 5, lên 25.773 từ con số 9.771 vào cuối tháng 4. Trong khi đó, Việt Nam chỉ nhích nhẹ lên 328 trường hợp nhiễm dịch từ con số 270 cuối tháng 4.
Điểm sáng nhất của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư ngoại là không có trường hợp tử vong nào do virus.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020