Bộ Y tế khuyến cáo: Giảm ăn muối để phòng tránh bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm | |
Mắc bệnh tim, cao huyết áp vì thói quen ăn quá mặn | |
Phát bệnh vì... ăn mặn |
Nghiên cứu điều tra toàn quốc cho thấy 90% người Việt Nam đang ăn thừa muối - nhiều gấp đôi lượng muối so với khuyến cáo. Trong khi mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gram muối/ ngày (tương đương với 1 thìa cafe), số lượng muối mỗi người Việt tiêu thụ lên đến 9,4 gram/ ngày.
Hội thảo báo chí truyền thông vận động giảm ăn muối để phòng chống các bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế. (Ảnh: Hạnh Mai) |
Tại Hội thảo báo chí truyền thông vận động giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và các bệnh không lây nhiễm khác của Bộ Y tế sáng ngày 27/3, TS. Trương Đình Bắc – Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Ăn thừa muối mang lại hậu quả rất nghiêm trọng - gây tăng huyết áp, các bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, bệnh động mạch vành và các bệnh khác như suy thận, ung thư dạ dày, loãng xương...
Trong đó, muối bao gồm muối ăn và các loại gia vị chứa nhiều muối như bột canh, hạt nêm, nước mắm, xì dầu (nước tương), mỳ chính (bột ngọt).
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2010, muối được đưa vào cơ thể qua bữa ăn hằng ngày từ 3 nguồn chính:
- 70% cho vào khi sơ chế, nấu và khi ăn (chấm, trộn,...).
- 20% từ thực phẩm chế biến sẵn.
- 10% có trong thực phẩm tự nhiên.
Điều đáng nói là mặc dù ăn nhiều muối nhưng chỉ 16% số người trong diện được điều tra cho rằng bản thân đang ăn mặn. Điều này xuất phát từ thói quen nêm, nếm gia vị vào khi nấu ăn hoặc do chấm/ trộn mắm, gia vị trên bàn ăn. Khác với các quốc gia phát triển khi muối ăn vào hằng ngày chủ yếu từ thực phẩm chế biến sẵn.
Để loại bỏ thói quen ăn mặn, người Việt có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Cho bớt muối khi chế biến đồ ăn
Điều đầu tiên cần thực hiện là giảm bớt lượng muối vào thức ăn trong quá trình chế biến.
Không cho muối hoặc gia vị vào nước luộc rau để giảm lượng muối. (Ảnh: Today.wecook.fr) |
TS. Trương Đình Bắc cũng cho biết: nên giảm dần lượng muối và gia vị chứa nhiều muối cho đến khi giảm một nửa. Có thể thực hiện bằng các cách: nếm thức ăn trước khi cho thêm mắm, muối; sử dụng các vị khác (tiêu, ớt, chanh,...) để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối; không cho muối hoặc gia vị vào nước luộc rau,...
Hạn chế nước chấm và muối trên bàn ăn
Để làm được điều này, bà nội trợ không nên để nhiều nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Đồng thời, có thể pha loãng nước chấm, bỏ thói quen chấm ngập thức ăn vào nước chấm, gia vị.
Không nên chấm các món ăn đã mặn (thịt kho/rim/rang, cá kho, dưa muối,...), không chấm trái cây với muối và gia vị.
Hạn chế chấm trái cây với gia vị là cách giảm lượng muối hàng ngày. (Ảnh: giadinhchamnet.vn) |
Giảm số lượng đồ ăn mặn
Có thể giảm số lượng đồ ăn mặn bằng cách tăng cường các thực phẩm tươi, ăn nhiều hơn các món ăn luộc và hạn chế các món kho, rim, rang, các thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, giò chả, rau củ muối, bim bim,...
Không nên rưới nước mắm, nước kho/ rim cá, thịt vào cơm khi ăn. Không cố uống hết nước canh, nước của các loại bún, phở, miến khi ăn hàng quán.
Khi mua thực phẩm, cần xem xét hàm lượng muối trên nhãn để điều chỉnh lượng muối đưa vào cơ thể cho phù hợp.
Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền. (Ảnh: Youtube) |
Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7 gram/người/ngày; hơn 70% số học sinh thực hiện ít nhất một biện pháp để giảm ăn muối theo khuyến cáo; hơn 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối.
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019