Boeing sa thải hơn 12.000 nhân sự tại Mỹ, chuẩn bị cho hàng ngàn lao động khác nghỉ việc

Nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing cho biết sẽ cắt hơn 12.000 lao động tại Mỹ, trong đó có 6.770 người bị sa thải không tự nguyện, là một phần của kế hoạch tái cơ cấu của hãng, nhằm đối phó với hậu quả đại dịch Covid-19.
Boeing cắt giảm hơn 12.000 việc làm tại Mỹ và lên kế hoạch cắt bỏ hàng ngàn việc làm khác - Ảnh 1.

Hôm qua, nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới thông báo sa thải 12.000 nhân viên tại Mỹ, trong đó có tới 6.770 người bị sa thải không tự nguyện. (Nguồn: GETTY).

Hôm qua (27/5), Boeing cho biết 5.520 nhân viên tại Mỹ sẽ nghỉ việc tự nguyện, đồng thời hãng đã thông báo cho 6.770 nhân viên khác rằng họ đã bị sa thải không tự nguyện.

Riêng tại tiểu bang Washington sẽ có hơn 9.800 nhân viên bị sa thải tự nguyện và không tự nguyện. Boeing cho biết "hàng ngàn lượt sa thải tiếp theo sẽ được đưa ra trong vài tháng tới".

Cũng trong thông báo này, Boeing tiết lộ đang có kế hoạch "cho vài nghìn người lao động khác nghỉ việc" các tháng tới. Tuy nhiên, vẫn chưa cho biết lao động nơi nào sẽ "chịu" đợt cắt giảm tiếp theo.

Hiện tại, Boeing cho biết đã khởi động sản xuất tàu bay 737 MAX với "tốc độ thấp" tại nhà máy Renton, Washington, Mỹ. Tuy nhiên theo Reuters, trong tháng 4, máy bay 737 MAX dự kiến sẽ không được chính quyền phê duyệt, cho đến sớm nhất là tháng 8 tới đây.

Cổ phiếu Boeing hôm qua đã đóng cửa ở mức 149,52 USD, tăng 3,3%, sau đó tăng thêm 4,6% lên 155,84 USD, khi tin tức về việc khởi động lại sản xuất tàu bay 737 MAX được ban bố công khai.

Vào tháng 4, Boeing đã thông báo sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động trên toàn cầu, tương đương 160.000 người lao động cho đến cuối năm nay.

Boeing cắt giảm hơn 12.000 việc làm tại Mỹ và lên kế hoạch cắt bỏ hàng ngàn việc làm khác - Ảnh 2.

Boeing tiết lộ đang có kế hoạch cắt giảm hàng ngàn lao động khác trong vài tháng tới. (Ảnh: Reuters).

CEO Boeing Dave Calhoun đã chia sẻ với các nhân viên trong một email về "tác động tàn phá của đại dịch Covid-19 lên ngành hàng không".

"Số lượng máy bay thương mại và dịch vụ cung cấp cho khách hàng của chúng ta sẽ sụt giảm trầm trọng trong vài năm tới. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ít việc làm hơn trên các tuyến sản xuất và trong các văn phòng của chúng ta".

"... Tôi ước gì có một cách nào đó khác hơn", CEO Calhoun viết.

Tháng 4 là tháng thứ 2 Boeing không có đơn đặt hàng nào trong năm 2020, trong khi các khách hàng cũ đã hủy 108 đơn hàng khác cho tàu bay 737 MAX, đánh dấu mốc khởi đầu một năm kinh doanh tồi tệ nhất kể từ năm 1962.

Cũng trong tháng 4, Boeing đã huy động được 25 tỉ USD trong đợt chào bán trái phiếu, giúp hãng không phải nhận viện trợ từ chính phủ Mỹ.

Nhiều nhà cung cấp quan trọng cho Boeing cũng đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ của ngành hàng không vũ trụ.

Điển hình có General Electric, đã thông báo đã lên kế hoạch cắt giảm 25% lực lượng lao động bộ phận hàng không vũ trụ dân dụng trên toàn cầu trong năm nay, con số này tương đương với 13.000 nhân sự.

Spiritaero Systems Holdings cũng tuyên bố sẽ cắt giảm 1.450 người lao động ở Kansas, Mỹ.

Song, một số chuyên gia đầu tư cho rằng hiện tại là thời điểm tốt để mua vào cổ phiếu Boeing.

Nhà phân tích Colin Scarola của CFRA – một trong những công ty nghiên cứu đầu tư hàng đầu thế giới, đã nâng cấp xếp hạng Boeing là "nên mua" và tăng mục tiêu giá của hãng lên từ 112 USD/cổ phiếu lên 174 USD/cổ phiếu.

Ông Colin Scarola nhận định rằng: "Boeing có khả năng sẽ vượt qua các cuộc khủng hoảng hiện nay và phát triển trong dài hạn".

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.