Các thành phố có đập thủy điện nổi tiếng ở Đông Nam Á

Ở khu vực Đông Nam Á có khá nhiều đập thủy điện lớn rải rác trên khắp các tỉnh thành. Ngoài mục tiêu cung cấp điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.
cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a Vỡ đập thủy điện ở Lào: Cảnh báo du lịch tỉnh Attapeu

Vào lúc 20h ngày 23/7 vừa qua, vụ vỡ đập xảy ra tại một con đập của công trình thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu của Lào đã mang theo 5 tỷ m3 nước nhấn chìm gần 5 bản của huyện Sanamxay, cùng với đó là hàng trăm người mất tích và hàng nghìn người lâm vào cảnh không nhà cửa.

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Các nhà chức trách đang cố gắng chạy đua với thời gian và nước lũ để cứu người còn sống sót sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào. (Ảnh: BBC)

Từ sau vụ việc trên, có thể thấy Đông Nam Á là một trong những nơi sở hữu nhiều đập thủy điện lớn, với công suất và sức chứa khủng. Song, bên cạnh những lợi ích mà các nhà máy thủy điện đem lại thì nó cũng luôn ẩn giấu những hậu quả khôn lường...

Tại Đông Nam Á, các đập thủy điện được xây dựng phụ thuộc vào sông. Trong đó, Việt Nam dựa vào sông Đà, còn lại một số quốc gia khác như Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia xây dựng chủ yếu dựa trên dòng sông Mekong. Có thể kể tên một số đập thủy điện lớn ở khu vực Đông Nam Á như sau:

Tỉnh Kratié, Campuchia

Đập thủy điện Sambor

Nằm ở vùng đất phía nam làng Sambor, huyện Sambor, tỉnh Kratié, đông bắc Campuchia.

Nhà máy thủy điện Sambor có công suất lắp máy dự kiến 2.600 MW với 40 tổ máy. Nếu được xây dựng, nó sẽ là đập thấp nhất trên dòng chính sông Mê Kông và là công trình lớn nhất ở Campuchia.

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Đập thủy điện Sambor sẽ ngăn chặn dòng di chuyển của lớp trầm tích đáy sông vốn có tác dụng làm màu mỡ vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi vốn đang bị tàn phá vì xâm thực mặn. (Ảnh: Newsvn24h)

///

Tỉnh Nakhon Nayok, Thái Lan

Đập thủy điện Dan Prakanchol

Đập được xây dựng ở vị trí cách thủ đô Bangkok 120km về phía đông bắc, tỉnh Nakhon Nayok. Khởi công năm 2000 và hoàn thành tháng 1/2005.

Đây là đập bê tông đầm lăn (RCC) cao 93m, dài 2720m (đập RCC dài nhất thế giới), thể tích vật liệu 5,47 triệu m3. Có thể xả lưu lượng 1454 m3/s qua tràn, cuối dốc tràn là mũi phun. Bê tông đầm lăn được bao bọc bởi các lớp bê tông cốt thép thông thường tại các mái thượng và hạ lưu.

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Đập thủy điện Dan Prakanchol. (Ảnh: vncold)

///

Tỉnh Champasak, Lào///

Đập thủy điện Don Sahong

Thủy điện Don Sahong là công trình thủy điện xây dựng trên một chi lưu của sông Mekong ở khu vực Siphandon tỉnh Champasak, miền nam Lào.

Tại khu vực Siphandon và thác Khone thì sông Mê Kông chia thành mạng lưới rất nhiều nhánh và tạo ra bốn ngàn đảo ("si phan don" trong tiếng Lào), trong đó được coi là có 18 dòng thuộc loại đủ lớn. Đập Don Sahong nằm trên một dòng không lớn trong số các dòng chảy trên, ở phía đông "đảo Sahong", và ở vị trí cách biên giới Lào - Campuchia chưa đầy 2 km phía thượng lưu.

Thủy điện Don Sahong có công suất lắp máy 260 MW, khởi công 1/2016.

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Tuy nhiên, đập thủy điện Don Sahong được xây dựng trên dòng chính sông Mekong đang gây nhiều lo ngại cho các nước hạ nguồn. (Ảnh: Bích Ngọc)

///

Sơn La

Nhà máy thủy điện Sơn La

Thủy điện Sơn La thuộc phố núi Ít Ong, huyện Mường La. Nhà máy thủy điện Sơn La là đại công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trên dòng sông Đà.

Ngay trước cửa nhà máy là bức phù điêu cao chừng hơn hai mét, dài hàng chục mét được những bàn tay tài hoa kiến tạo nên, cây xanh, thảm cỏ được trồng hai bên đường công vụ để tạo cảnh quan. Trên đỉnh đồi gần với thân đập của nhà máy, đài tưởng niệm được xây dựng như một sự tri ân công sức, mồ hôi, nước mắt của những người tham gia lao động trên công trường thủy điện Sơn La hàng chục năm ròng…

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Con đập hiên ngang sừng sững. (Ảnh: Le Hong Ha)
cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Được khởi công xây dựng vào cuối năm 2005, nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thành trước thời hạn 3 năm vào tháng 12/2012. (Ảnh: Toplist)

///

Hòa Bình

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền Bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á vào thời điểm khánh thành. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. (Ảnh: Chí Hiếu)

Công trình khởi công xây dựng ngày 6/11/1979, khánh thành ngày 20/12/1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920MW, gồm 12 cửa xả và 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ/KWh.

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Toàn cảnh nhà máy thuỷ điện sáng rực rỡ trong đêm, như một biểu tượng của thành phố Hoà Bình. (Ảnh: Chí Hiếu)

///

Lai Châu

Nhà máy thủy điện Lai Châu

Thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm quốc gia Việt Nam, xây dựng trên dòng chính sông Đà tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.

Thủy điện Lai Châu có tổng công suất lắp đặt 1.200MW với 3 tổ máy, khởi công xây dựng ngày 5 tháng 1 năm 2011, hòa lưới 3 tổ máy tháng 11 năm 2016, khánh thành tháng 12 năm 2016, sớm hơn 1 năm so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà tại Việt Nam, bậc trên của thủy điện Sơn La, có tổng mức đầu tư sơ bộ ước tính hơn 35.700 tỷ đồng. Nhà máy Thủy điện Lai Châu sẽ cung cấp mỗi năm lên lưới điện quốc gia khoảng 4.670,8 triệu kWh.

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a
Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển - kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc. (Ảnh: Tapdoanquangtrung)

Thủy điện Lai Châu thuộc bậc trên cùng của dòng sông Đà tại Việt Nam, giáp với biên giới Trung Quốc. Với thiết kế chọn cao trình đập 295m sẽ đảm bảo mực nước cách biên giới khoảng 15 – 20km, nhưng khi nước dềnh hoặc có lũ, lụt thì chỉ cách biên giới khoảng 2km.

///

#NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN #ĐÔNG NAM Á

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a Vụ vỡ đập thuỷ điện ở Lào: Tổng thống Hàn Quốc đã ra lệnh cử đội cứu trợ khẩn cấp đến Attapeu

Ngày 25/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ra lệnh cử một đội cứu trợ khẩn cấp tới tỉnh Attapeu, Nam Lào, hỗ trợ ...

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a Người Việt ở Attapeu: Chưa bao giờ chứng kiến thiên tai tới vậy

Ông Nguyễn Bá Hùng, đại sứ Việt Nam tại Lào, cho biết đại sứ quán đã cử người đến hiện trường và sẽ chuyển 15 ...

//

cac thanh pho co dap thuy dien noi tieng o dong nam a Vỡ đập thủy điện Lào: Chạy đua với thời gian cứu những người sống sót

Giới chức tỉnh Attapeu (Lào), đã điều động máy bay trực thăng và thuyền để sơ tán những người bị mắc kẹt tại các ngôi ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.