Châu Âu thay doanh nghiệp trả lương cho người lao động để chống thất nghiệp trước ảnh hưởng của dịch Covid-19

Cùng rơi vào khó khăn chung, chính phủ Mỹ và châu Âu đang đưa ra các giải pháp thích hợp để "giải cứu" thị trường việc làm, trợ giúp doanh nghiệp cũng như người lao động trong thời kì suy thoái do dịch Covid-19.
Mỹ và châu Âu cùng đưa ra các chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp và người lao động là những bên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch Covid-19 (Ảnh: generaliglobalassistance)

Mỹ và châu Âu đang bước vào cuộc đua để bảo vệ người làm công khỏi những tác động từ đại dịch Covid-19. Nhưng trong khi Mỹ đang cố gắng xoa dịu làn sóng người thất nghiệp lên tới hàng triệu, thì châu Âu đưa ra một cách tiếp cận khác, đó là: ngăn chặn người lao động không bị sa thải ngay từ ban đầu.

Trong những ngày vừa qua, chính phủ các nước khắp châu Âu đã triển khai các chương trình mới (hoặc mở rộng các chương trình sẵn có) để trợ cấp tiền lương cho công nhân thất nghiệp, cho phép các chủ doanh nghiệp giữ họ ở lại với công việc, kể cả khi chẳng có việc gì để cho họ làm.

Với rất nhiều mô hình khác nhau được đưa ra bởi các quốc gia, công nhân có đủ điều kiện sẽ được lĩnh trọn hoặc một phần tiền lương do chính phủ chi trả, kể cả khi họ không có việc để làm, hay công việc bị cắt giảm, tất cả phụ thuộc vào tổng quỹ lương công ty trả cho nhân viên.

Theo các nhà kinh tế, các chương trình này không thể trợ giúp một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp và công nhân trong sự suy thoái đột ngột, nhưng cũng cho phép các công ty vực dậy tiếp tục hoạt động sau khủng hoảng,, mà không cần phải tốn công sức tuyển thêm người mới và đào tạo nhân viên.

Malcolm Barr, một nhà kinh tế tại JPMorgan, cho biết: "Có rất nhiều đặc trưng về cấu trúc trong thị trường việc làm ở Tây Âu... Các mối quan hệ trong lao động tại khu vực này thường có tính ổn định hơn so với Mỹ".

Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, việc duy trì thu nhập của công nhân nghỉ việc (ít nhất là quá thời hạn cho phép) có thể chống đỡ cầu thị trường, và theo sau đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giúp cho nền kinh tế phục hồi nhanh hơn.

Đây không phải là lần đầu tiên châu Âu thử nghiệm phương pháp này. Khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào bế tắc trong vụ sụp đổ của Tập đoàn Lehman Brothers năm 2008, các chương trình trợ cấp tiền lương cũng đã được triển khai, và cứu vớt 580.000 lao động tại Đức, 130.000 lao động tại Italy. 

Một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Paris, cho biết việc sử dụng các chương trình tại 36 quốc gia thành viên cũng đã trợ giúp cho 4,5 triệu lao động trong năm 2009.

Một số nhà xây dựng chính sách cho rằng Mỹ cũng nên theo hướng tiếp cận này của châu Âu. 

Neel Kashkari, người đứng đầu Ngân hàng dự trữ liên bang của Minneapolis, lại ủng hộ đưa ra các khoản cho vay có thể miễn trả đối với các doanh nghiệp nhỏ, để duy trì nhân viên của mình. Ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn vào hôm Chủ nhật trên chương trình tin tức 60 Minutes: "Sẽ tốt hơn, và càng tốt hơn nữa đối với các đối tượng nộp thuế, để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và không thay đổi nhân viên của họ".

Trong vòng 12 tháng sau sự sụp đổ của Tập đoàn Lehman Brothers, tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ đã tăng thêm 3,6%, lên con số 9,6%. Trong khi khu vực châu Âu, tỉ lệ thất nghiệp tăng thêm khiêm tốn hơn 2,4%, lên mức 9,9%. Tuy nhiên trong dài dạn, thị trường việc làm của Mỹ đã chứng tỏ sự mạnh mẽ hơn so với khu vực so sánh là châu Âu. Sự gia tăng thất nghiệp trong khu vực châu Âu đạt đỉnh vào tháng 6/2013, trong khi tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ đạt đỉnh vào cuối năm 2009.

Tại Đức, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận chương trình hỗ trợ ngay. Theo đó, các công ty có ít nhất 10% lao động bị rút ngắn thời gian làm việc sẽ nhận được hỗ trợ. Chính phủ cho biết đã nhận được 77.000 hồ sơ vào cuối tuần vừa rồi. Với lệnh phong tỏa toàn quốc, Đức ước tính sẽ có tới 4,5 triệu công nhân bị ảnh hưởng.

Tại Pháp, chính phủ nước này cho biết sẽ chi trả 84% thu nhập ròng cho bất cứ người lao động bị nghỉ việc nào. Con số này lên tới 5.330 euro/tháng, thay vì 1.219 euro như kế hoạch trước. Dự tính Pháp phải chi lên tới 8,5 tỉ euro để trả lương cho người lao động thay doanh nghiệp trong vòng hai tháng.

Tại Hà Lan, các doanh nghiệp dự báo doanh thu giảm ít nhất từ 20% có thể nhận được khoản phân phối chi trả tới 90% tiền lương cho nhân viên trong vòng ba tháng. Chính phủ sẽ tăng thêm 80% quỹ lương yêu cầu.

Tại Tây Ban Nha, các công nhân có thể nhận được 70% lương cơ bản từ gói cứu trợ thất nghiệp, tương đương với 1.400 euro/ tháng. Khi chương trình này kết thúc, các công ty phải tuyển lại tất cả công nhân.

Tại Anh, chính phủ sẽ trợ cấp 80% tiền lương cho công nhân, tương đương với 2.500 euro/tháng (khoảng 2.871 đô la) trong vòng ba tháng. Chương trình bắt đầu triển khai vào cuối tháng 4, nhằm mục đích không để các doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc tạm thời.

Trong khi đó, với Mỹ, hôm 7/3 vừa rồi đã có 211.000 yêu cầu trợ cấp mới được phê chuẩn. Vào tuần trước đó, con số này tăng lên 281.000. Theo thống kê từ Goldman Sachs Economic Research, các yêu cầu trợ cấp mới sẽ vượt quá con số là 2,25 triệu, khi Bộ Lao động đưa ra con số thống kê mới.


chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.