Đại án VNCB: Hàng nghìn tỷ đồng đã về đâu?

Chỉ 2 năm điều hành ngân hàng VNCB, Phạm Công Danh đã rút hàng nghìn tỷ đồng ra khỏi ngân hàng bằng các thủ đoạn khác nhau. Vậy số tiền đã về đâu?
dai an vncb hang chuc ty dong pham cong danh da rut khoi ngan hang di ve dau Ngày thứ 2 xét xử đại án Phạm Công Danh và đồng phạm
dai an vncb hang chuc ty dong pham cong danh da rut khoi ngan hang di ve dau Vợ Phạm Công Danh kháng cáo xin lại đồng hồ và nhẫn
dai an vncb hang chuc ty dong pham cong danh da rut khoi ngan hang di ve dau
Bị cáo Phạm Công Danh.

Chiều 28/12, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục công bố bản án sơ thẩm.

Theo bản án sơ thẩm vừa được đại diện công tố tuyên đọc sáng 28/12, trong thời gian từ ngày 28/12/2012 đến ngày 11/3/2014, do cần tiền để trả nợ và chi dùng cá nhân, Phạm Công Danh với vai trò là Chủ tịch HĐQT VNCB đã tổ chức nhiều cuộc họp để chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết và Tổ Kế toán - Tài chính Tập đoàn Thiên sử dụng pháp nhân của các “công ty ma” do mình lập ra làm các hồ sơ vay tiền.

Để vay tiền thành công, Danh chỉ đạo làm các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT không có thật, chỉ đạo định giá nâng giá các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng và lô đất tại 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo để vay tại VNCB 5.000 tỷ đồng. Số tiền vay được này Danh đã tất toán được 300 tỷ đồng, còn 4.700 tỷ đồng thì chi dùng vào nhiều mục đích.

dai an vncb hang chuc ty dong pham cong danh da rut khoi ngan hang di ve dau
Các bị cáo tại tòa.

Theo cơ quan điều tra, Danh chỉ đạo 15 cá nhân là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển khoản hoặc rút tiền mặt với số tiền 4.700 tỷ đồng để trả nợ cho BIDV 2.600 tỷ đồng (thay cho các Công ty của Tập đoàn Thiên Thanh vay trong khoản vay 4.700 tỷ đồng của BIDV); trả 500 tỷ đồng cho Nhóm Trần Ngọc Bích (nợ của cá nhân Danh); trả Nhóm Phú Mỹ 135 tỷ đồng (cho việc mua cổ phần ngân hàng trước khi tái cơ cấu thành VNCB)…

Trừ các khoản trên còn lại 1.465 tỷ đồng thì Phạm Công Danh khai chi chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được cụ thể và cũng không có chứng từ nào để chứng minh.

Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VNCB đã thuê Công ty CP thông tin và thẩm định giá Miền Nam tiến hành thẩm định giá đối với tài sản thế chấp (13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng và lô đất tại 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng).

Ngày 4/9/2014, Công ty CP thông tin và thẩm định giá Miền Nam tiến hành thẩm định và xác định các lô đất thế chấp nêu trên có tổng giá trị là hơn 2.604 tỷ đồng. Sau khi trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp này, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền gần 2.096 tỷ đồng.

Do trong thời gian tái cơ cấu, VNCB bị Ngân hàng Nhà nước giám sát các khoản chi lớn. Để có tiền chi dùng, trong thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng 7/2013, Phạm Công Danh chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết lập hồ sơ cho nhóm nữ “đại gia” Trần Ngọc Bích vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm này. Sau khi hoàn thành thủ tục vay tiền, VNCB giải ngân và chuyển vào tài khoản của bà Trần Ngọc Bích mở tại VNCB Chi nhánh Sài Gòn.

Khi muốn vay tiền thì bà Bích điều chuyển dòng tiền vào các tài khoản của Phạm Công Danh và các đồng phạm. Khi nào đến hạn trả nợ thì nhóm của Danh chuyển trở lại cho bà Bích theo tài khoản do bà Bích chỉ định.

Trong thời gian này, hai bên đã đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm với tổng số tiền VNCB đã giải ngân là 17.761,5 tỷ đồng, trong đó có 16.260,5 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh.

Sau khi tiền đến tài khoản, Phạm Công Danh sử dụng: Trả nợ cho nhóm Phú Mỹ gần 2.080 tỷ đồng; chuyển lại cho nhóm Trần Ngọc Bích gần 9.609 tỷ đồng để tất toán một số khoản vay trước đó; số còn lại là hơn 4.572 tỷ đồng được Phạm Công Danh chuyển qua nhiều tài khoản của Danh để trả nợ, đảo nợ, chi chăm sóc khách hàng và sử dụng cá nhân. Các khoản vay này, đến thời điểm khởi tố vụ án đã được hai bên tất toán hết.

Vào lúc 16h phiên tòa tạm kết thúc và bắt đầu làm việc lại vào lúc 8 giờ ngày mai 29/12. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.