Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 33 tuổi. Tôi có sử dụng bao sao su mỗi khi quan hệ với bạn tình. Nhưng tôi vẫn có chút lo lắng về việc lây truyền bệnh. Xin hỏi bác sĩ, khi "quan hệ" thì dùng bao cao su đã là an toàn tuyệt đối chưa?
Xin cám ơn bác sĩ!
Hình minh họa (Ảnh: SBS) |
Bác sĩ Văn Đình Hòa - Giảng viên bộ môn Dịch tễ Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên gia hỗ trợ sức khỏe tình dục hồi đáp như sau:
Chào bạn,
Hiện nay, phương pháp dùng bao cao su (BCS) khi "quan hệ" được xem là hữu hiệu nhất, tuy nhiên, chưa thể khẳng định đây là cách an toàn tuyệt đối cho việc bảo vệ sức khỏe tình dục. Điều đáng lo ngại là bạn vẫn có thể mắc bệnh xã hội do lây qua vùng da không có BCS.
Một số bệnh lây nhiễm tiếp xúc da với da, vết thương hở như bệnh giang mai, bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục và ngay cả HIV. Khi người bị các bệnh này thường có những vết loét, mụn nổi trên da nếu "quan hệ", dù có dùng BCS nhưng một số vùng da bị tổn thường, niêm mạc của người bình thường tiếp xúc với các nốt của người bị nhiễm giang mai hay sùi mào gà, mụn rộp sinh dục thì cũng có thể lây bệnh rất cao.
HIV có quan hệ chặt chẽ với các bệnh lây truyền khi "quan hệ" đặc biệt là các bệnh gây viêm loét bộ phận sinh dục như hạ cam, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục…
Khi một người mắc bệnh mà có vết loét ở bộ phần sinh dục thì nguy cơ lây nhiễm HIV khi "quan hệ" với người nhiễm HIV sẽ tăng lên từ 50 – 300 lần. Những vết loét đường sinh dục cho phép HIV xâm nhập vào máu. Một số bệnh như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai… làm giảm khả năng miễn dịch và cũng có thể làm tăng tính cảm nhiễm với HIV. Dịch tiết từ các vết loét sinh dục cũng chứa nhiều các tế bào bị nhiễm HIV.
Nên đeo BCS trước khi bộ phận sinh dục tiếp xúc với nhau và tuyệt đối tránh dịch sinh dục của bạn tình dính vào da, niêm mạc của mình.
BCS có tác dụng phòng tránh lây nhiễm HIV rất cao, tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi sử dụng đúng cách và mỗi khi "quan hệ", đặc biệt với những bạn tình ngẫu nhiên.
Tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người khác, đặc biệt là của những người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV hay không.
+ Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục:
- Xét nghiệm HIV trước khi kết hôn.
- Sống chung thủy với nhau từ cả hai phía.
- Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người, giảm tối đa số bạn tình.
- Không quan hệ tình dục với người bán dâm, mua dâm.
- Sử dụng bao cao su đúng cách.
Ngoài ra, việc dự phòng, phát hiện và chữa chạy sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh hoa liễu) sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm HIV qua “con đường” này.
Như vậy, dùng BCS vẫn có thể khiến bạn bị mắc HIV và một số bệnh do tiếp xúc với vùng da trên cơ thể người bệnh. Do đó, nếu biết chắc rằng “đối tác” đang có bệnh hoặc có nghi ngờ đang bị bệnh thì cũng không nên quan hệ tình dục, kể cả dùng BCS.
Chúc bạn sức khỏe!
Đám cưới 'ngọt sâu răng' của cặp đồng tính nữ đẹp cả đôi Cặp đồng tính Carina và Sorine (Đan Mạch) đã chính thức về chung một nhà đánh dấu mốc hạnh phúc mới sau "chặng đường" yêu ... |
Loạt ảnh 'tình bể bình' chưa công bố của cặp mỹ nam phim đam mĩ Thượng Ẩn Sau hai năm phát hành của bộ phim đam mĩ Thượng Ẩn, Hoàng Cảnh Du và Hứa Ngụy Châu vẫn là cặp sao nam được ... |
'Đừng sử dụng silicon trôi nổi trên thị trường' Câu nói này được được nhắc đi nhắc lại trong sự kiện về chủ đề “Chuyển giới và những vấn đề sức khỏe” tại TP ... |
Nghẹn ngào cảnh éo le của 'nữ hoàng gánh lô tô' bị hoại tử cơ thể vì tiêm silicon Suốt những năm tháng tuổi trẻ, bản thân luôn khao khát được trở thành con gái, đã làm mọi thứ để được sống là chính ... |
LGBT 07:23 | 14/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 07:42 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 18:00 | 06/06/2019
LGBT 16:01 | 05/06/2019
LGBT 14:31 | 05/06/2019
LGBT 16:28 | 04/06/2019