Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động được công bố vào ngày hôm qua (12/5), giá thực phẩm tháng 4 của Mỹ đã ghi nhận mức tăng theo tháng cao nhất trong trong gần 50 năm qua, dẫn đầu là giá thịt và trứng.
Nhìn chung, người tiêu dùng Mỹ đã trả thêm 2,6% cho các mặt hàng thực phẩm trong tháng 4, mức tăng trong tháng lớn nhất kể từ tháng 2/1974.
Tính riêng các loại thịt, gia cầm, cá, trứng, trung bình người tiêu dùng ở Mỹ đã phải trả thêm 4,3% chi phí trong tháng 4.
Người dân Mỹ cũng phải trả thêm 1,5% chi phí để mua trái cây và rau củ quả. Ngoài ra họ phải trả thêm 2,9% cho các sản phẩm ngũ cốc và bánh, theo Bộ Lao động Mỹ cho biết.
Giá thực phẩm đã tăng vọt trong khi hơn 20 triệu người Mỹ mất việc, khiến cho cứ mỗi 5 hộ gia đình Mỹ, sẽ có một hộ rơi vào tình trạng không bảo đảm lương thực.
Sự tăng vọt trong giá thực phẩm trái ngược với sự sụt giảm với qui mô lớn hơn của các loại hàng hóa tạo nên chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ.
Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ đã giảm 0,8% trong tháng 4, cũng là mức giảm theo tháng cao nhất kể từ năm 2008.
"Các sản phẩm ngũ cốc và bánh có giá tăng đột biến, cao kỉ lục kể từ 1919 cho đến nay", Washington Post dẫn lời bà Geri Henchy, Giám đốc chính sách dinh dưỡng thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Hành động vì Thực phẩm (FRAC), một tổ chức phi lợi nhuận xóa nghèo đói và tình trạng suy dinh dưỡng.
Theo bà Henchy, giá cả trong tháng 4 tăng cao là do hai nguyên nhân chính.
Sự dịch chuyển trong cách thức mua thực phẩm của người tiêu dùng, và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do sự bùng phát đại dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất thực phẩm, cũng như hoạt động kinh tế đình trệ do các qui định giãn cách xã hội.
Bà Henchy nói: "Đang có một sự gia tăng mạnh mẽ về tình trạng mất an ninh lương thực, ti lệ này tăng lên gấp đôi với cộng đồng người da màu và gia đình có trẻ nhỏ", bà nói thêm.
"Mọi người không thể nào tiếp tục sống với nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt này mãi được".
Ông David Henkes, kĩ sư lâu năm tại công ty nghiên cứu công nghiệp thực phẩm Technomic, nhận định đại dịch Covid-19 là cú sốc lên chuỗi cung ứng, bởi các qui định đóng cửa hàng loạt các nhà hàng và công ty dịch vụ thực phẩm, đã làm giảm sút 90% nhu cầu tiêu thụ.
"Tôi nghĩ rằng việc này có thể sẽ tiếp tục diễn ra trong vài tháng nữa", ông nói. "Ngành công nghiệp thực phẩm vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề trong sản xuất ở một số lĩnh vực, và việc tổ chức lại chuỗi cung ứng trong thời gian ngắn là rất khó".
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020