Khử trùng tai nghe Headphones, Earbuds mùa dịch Covid-19: Tưởng khó mà dễ

Câu chuyện khử trùng, vệ sinh các thiết bị nghe như Headphones hay Earbuds trong mùa dịch Covid-19 hẳn khiến không ít người dùng phải đau đầu. Nhưng lại khá dễ cho người dùng khi quan tâm đến sức khỏe của mình.

Tại sao phải khử trùng, vệ sinh các thiết bị tai nghe như Headphones, Earbuds?

Khu-trung-Headphones-Earbuds-mua-dich-Tuong-kho-ma-de-1

Headphones hay Earbuds đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus corona và nhiều vi khuẩn khác. (Ảnh: How to Geek).

Với những ai chưa biết, các thiết bị nghe như Headphones hay Earbuds tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh đúng cách, đặc biệt trong mùa dịch virus Covid-19.

Cũng giống như điện thoại và laptop, tai nghe là thiết bị người dùng thường xuyên phải tiếp xúc với các điểm chạm chung trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, thiết bị này chứa rất nhiều vi khuẩn, virus bám trên bề mặt.

Bên cạnh đó, tai vốn dĩ là một môi trường ẩm ướt, khi bị bị kín sẽ thúc đẩy vi khuẩn tăng trưởng. 

Ngoài ra, việc tích tụ mồ hôi trên những thiết bị Earbuds cũng là lí do khiến cho cốc sạc có mùi khó chịu. Những điều này khiến trải nghiệm của người dùng bị ảnh hưởng đáng kể.

Vệ sinh Headphones đúng cách

Khu-trung-Headphones-Earbuds-mua-dich-Tuong-kho-ma-de-2

Nếu không cẩn thận, người dùng hoàn toàn có thể làm hỏng Headphones trong quá trình khử khuẩn. (Ảnh: Aaron is Loud and Wireless).

Với mỗi loại tai nghe, người dùng sẽ có những cách vệ sinh khác nhau. Một số sản phẩm Headphones được thiết kế để dễ dàng vệ sinh, khi hai bên tai và dây cáp có thể tháo rời. 

Tuy nhiên, có không ít thương hiệu thiết kế liền mạch khiến cho tai nghe rất khó khăn để vệ sinh đúng cách. Apple, Beats và Bose chỉ là những thương hiệu hiếm hoi có hướng dẫn vệ sinh đi kèm cho người dùng.

Nhìn chung, để làm sạch Headphones hiệu quả, người dùng nên thực hiện những bước dưới đây:

1. Chuẩn bị một miếng vải có thấm cồn 70 độ trở lên, bông gòn hoặc tăm bông.

2. Với những tai nghe làm bằng nhựa hoặc kim loại, người dùng hoàn toàn không cần lo lắng. Đối với các sản phẩm được thiết kế từ da, trước khi bắt đầu vệ sinh, hãy cho cồn tiếp xúc với một vị trí nhỏ khó thấy bên trong để kiểm tra nếu có hiện tượng xấu.

3. Nếu có thể, hãy tháo các miếng đệm mút tai nghe hoặc bất kì các bộ phận nào có thể. 

Trước tiên, sử dụng miếng khăn ẩm, lau nhẹ nhàng những bụi bẩn bám trên ống tai. Sau đó, thấm cồn vào khăn giấy hoặc vải sạch, lau toàn bộ bề mặt của cốc tai và phần còn lại của thiết bị.

Tiếp theo, làm ẩm miếng bông gòn hoặc tăm bông bằng cồn, chà xát và làm sạch mọi ngóc ngách, đặc biệt chú ý những vị trí các nếp gấp bên trong cốc tai và màng lưới trên loa chính. 

Nếu tai nghe của bạn có micro (tai nghe chơi gaming), làm sạch bằng cồn tương tự như trên. Người dùng cũng đừng quên vệ sinh các nút điều chỉnh trên thiết bị (nếu có).

Cuối cùng, lau sạch mọi sợi dây cáp, kể cả những miếng cao su ở jack cắm bằng khăn giấy và một ít cồn. Để cồn khô hoàn toàn trước khi lắp lại và sử dụng.

Khử khuẩn tai nghe Earbuds 

Khu-trung-Headphones-Earbuds-mua-dich-Tuong-kho-ma-de-3

Earbuds khiến tai tích tụ nhiều vi khuẩn hơn so với Headphones. (Ảnh: Consumer Reports).

Là một sản phẩm được thiết kế để nằm sâu bên trong tai, nhằm tăng trải nghiệm âm thanh, Earbuds thậm chí còn khiến tai chúng ta bị bịt kín hoàn toàn, do đó tích tụ vi khuẩn đáng kể so với Headphones.

Để vệ sinh tai nghe Earbuds đúng cách, người dùng nên thực hiện các bước dưới đây:

1. Chuẩn bị một miếng vải có thấm cồn 70 độ trở lên; bông gòn, tăm bông hoặc tăm gỗ; miếng Blue-Tack (một chất kết dính bằng cao su); nước ấm và xà phòng.

2. Nếu Earbuds của bạn có thể tháo rời vành đeo, làm sạch chúng bằng nước ấm và xà phòng, sau đó đặt ở nơi khô ráo.

3. Vệ sinh bộ phận chính của tai nghe bằng một miếng vải mềm, ẩm. Loại bỏ bụi bẩn hoặc những thứ dính ở đó. 

4. Dùng tăm gỗ, bông gòn hoặc tăm bông loại bỏ những ráy tai bám trên màng lưới của tai nghe. Người dùng nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm hỏng thiết bị. 

Khu-trung-Headphones-Earbuds-mua-dich-Tuong-kho-ma-de-4

Ráy tai bám trên Earbuds ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm người dùng. (Ảnh: Geek Detour).

5. Làm ấm miếng Blue-Tack trong tay, sau đó ấn nhẹ vào màng lưới của tai nghe, kéo ra một cách nhanh chóng để loại bỏ những bụi bẩn cứng đầu. Lặp lại thao tác này nhiều lần để màng lưới này hoàn toàn sạch sẽ, tăng trải nghiệm âm thanh cho người dùng.

6. Sử dụng tăm bông thấm cồn, khử khuẩn cho màng lưới của tai nghe. Với những thiết bị có dây cáp, sử dụng miếng vải mềm thấm cồn lau sạch dây cáp, nút điều khiển cũng như jack cắm.

7. Để cồn bay hơi hoàn toàn khỏi tai nghe trước khi sử dụng hoặc đặt vào case.

Vệ sinh hộp case của Earbuds

Ngày nay, các sản phẩm Earbuds của Apple, Samsung hay Huawei đều đi kèm với case cho người dùng. Không chỉ sử dụng để đựng, phụ kiện này còn có vai trò sạc pin cho thiết bị.

Đối với các thiết bị như AirPods, bàn chải đánh răng lông mềm sẽ đánh bật mọi vết bẩn tích tụ xung quanh bản lề. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng cồn và khăn giấy để khử trùng bên trong case. Tăm bông thấm cồn giúp làm sạch những vị trí khó tiếp cận.

Khu-trung-Headphones-Earbuds-mua-dich-Tuong-kho-ma-de-5

Case của Earbuds là phụ kiện thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. (Ảnh: How to Geek).

Bên cạnh việc vệ sinh, người dùng cũng nên thay đổi thói quen sử dụng các thiết bị tai nghe của mình. 

Các chuyên gia khuyến cáo cứ sử dụng tai nghe nửa giờ thì nên tháo ra chừng 2 phút để tai được “thông thoáng”, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ngay cả bản thân chúng ta khi thường xuyên đeo Headphones hay Earbuds của chính mình đã là điều không nên. 

Do đó, người dùng nên hạn chế mượn hoặc cho người khác mượn tai nghe, bởi vô tình đây có thể là cách truyền nhiễm virus, vi khuẩn cho người khác.

Tag:
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.