Sau nhiều tháng thương lượng, những chuyến đi liên tục của các quan chức 2 bên tới Washington và Bình Nhưỡng, Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un cuối cùng cũng đồng ý ngồi xuống bàn đàm phán vào ngày 12/6 tới tại Singapore.
Cuộc gặp vào thứ 3 tới đây có thể sẽ trở thành một thời điểm đột phá trong quan hệ giữa Washington và Bình Nhưỡng nhưng cũng có thể sẽ kết thúc thảm bại và đẩy 2 nước tới gần hơn tới bờ vực chiến tranh. theo ABC News.
"Chúng tôi sẽ đạt được thành công lớn", Tổng thống Trump đã hứa như vậy trước khi lên đường sang Singapore, nhưng không rõ đó là thành công sẽ đến với ông hay vị lãnh đạo Triều Tiên nổi tiếng với thái độ cứng rắn.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đặt chân tới Singapore cách đây ít giờ (Ảnh: Reuters). |
Không ai có thể đoán trước được chuyện gì sẽ xảy ra cho thậm chí là sau khi ông Trump và Kim Jong-un rời bàn đàm phán.
Tổng thống Trump từng nói rằng hội nghị có thể diễn ra nhiều ngày và ông không cho rằng vấn đề có thể được giải quyết chỉ trong một cuộc họp.
"Tôi nghĩ rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn thể", nhà lãnh đạo Mỹ nói trong cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm 7/6, đồng thời ám chỉ tới một thỏa thuận kết thúc chiến tranh Triều Tiên.
"Vâng, có thể, chúng tôi có thể ký một thỏa thuận, đó sẽ là một bước đầu tiên. Chúng ta đang hướng tới điều đó, chúng tôi đã trao đổi việc này với nhiều người”.
Nhưng chính ông chủ Nhà Trắng cũng khẳng định bình thường hóa quan hệ với Triều Tiên không phải là chuyện có thể đạt được ngay lập tức, mà chỉ có thể có được khi "mọi thứ đã được hoàn tất".
Nhưng được hoàn tất khi nào thì có lẽ ngay cả ông cũng không nắm được.
Bản thân Ngoại trưởng Mike Pompeo, người rất nỗ lực trong việc xúc tiến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều cũng thừa nhận đây là điều mà chưa thể đạt được trong nhiều năm qua và sẽ phải mất một khoảng thời gian để kịch bản này trở thành sự thật.
"Kết quả tốt nhất tôi có thể thấy cho hội nghị thượng đỉnh này là một tuyên bố chung xác định phi hạt nhân hóa phải là mục tiêu cuối cùng trước khi chuyển sang các tiến trình khác", bà Suzanne DiMaggio, chuyên gia tại Viện nghiên cứu New America nhận định.
"Từ khuôn khổ cơ bản đó, các bước quan trọng tiếp theo có thể sẽ tạo tiền đề cho các cuộc thảo luận mới".
Nhưng nhiều ý kiến khác cho rằng con đường dẫn tới thành công sẽ khó khăn và chông gai hơn thế.
Plowshares Foundation, Quỹ an ninh toàn cầu chuyên về vũ khí hạt nhân nhận định hội nghị thượng đỉnh sẽ là khởi đầu cho quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng nó buộc phải trải qua 3 bước.
Đầu tiên, Triều Tiên phải thực hiện các bước đi để chứng minh họ sẽ phi hạt nhân hóa bao gồm việc để các thanh sát viên tới Bình nhưỡng và chính thức hóa đóng băng các thử nghiệm.
Kế đó sẽ là các bước đi dài hạn của Bình Nhưỡng bao gồm việc tháo dỡ các cơ sở hạt nhân. Cuối cùng Mỹ và các quốc gia khác sẽ cung cấp các ưu đãi theo từng giai đoạn như giảm bớt các biện pháp trừng phạt và hỗ trợ một hiệp ước hòa bình.
"Những hành động trong giai đoạn đầu kèm theo thỏa thuận xác minh đầy đủ sẽ kiểm tra mức độ nghiêm túc trong tuyên bố của ông Kim rằng ông đang tìm kiếm một nấc thang quan hệ mới với Mỹ", ông Joseph Yun, cựu đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên nhận định.
Thách thức lớn nhất đối với cả 2 bên là cả Triều Tiên và Mỹ đều có những quan điểm khác nhau về các mốc thời gian và định nghĩa chính xác về phi hạt nhân hóa.
Trước khi 2 lãnh đạo nhóm họp tại Singapore, chính quyền Tổng thống Trump đã yêu cầu Bình Nhưỡng thực hiện các bước đi cụ thể trong quá trình phi hạt nhân hóa trước khi nghĩ tới chuyện nhượng bộ hay giảm bớt lệnh trừng phạt.
Ở phía bên kia, Bình Nhưỡng lại kiên quyết về một cách tiếp cận theo từng giai đoạn.
"Trong trường hợp cả 2 bên không thể đi tới đồng thuận, cuộc hội đàm kết thúc trong thất bại, Triều Tiên rất có thể sẽ tiếp tục nối dài chuỗi thử nghiệm đạn đạo hạt nhân mà họ từng khiến thế giới chao đảo vào năm 2017.
Mỹ cùng với đó sẽ đồn sức vào cuộc cuộc tập trận quân sự, lửa giận và thịnh nộ sẽ lại tiếp tục bùng lên kéo theo nguy cơ về cuộc xung đột vũ trang và thậm chí là xung đột hạt nhân đang trở nên thực tế hơn bao giờ hết", ông Victor Cha, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống George W. Bush cảnh báo.
Tuy vậy, theo ông Robert Galluci, người từng tham gia các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên, thời điểm đàm phán hiện tại vẫn tốt hơn rất nhiều so với thời điểm một năm về trước khi mà vào khoảng thời gian này cách đây 1 năm Bình Nhưỡng còn đang đe dọa sẽ tăng tốc củng cố kho hạt nhân để đối phó với những lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này.
Truyền thông Triều Tiên im ắng khi Kim Jong-un đến Singapore
Các hãng tin của Triều Tiên không thông báo về chuyến đi của lãnh đạo nước này tới Singapore để chuẩn bị cho cuộc gặp ... |
Mỹ sẵn sàng đảm bảo an ninh cho Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định, Tổng thống nước này Donald Trump sẵn sàng cung cấp cho Triều Tiên những đảm bảo an ninh ... |
Ông Trump sẽ vừa cứng vừa mềm với ông Kim
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân bằng nghệ thuật ngoại ... |
Thời sự 10:59 | 24/02/2019
Thời sự 08:30 | 24/02/2019
Thời sự 07:44 | 24/02/2019
Thời sự 23:05 | 17/07/2018
Thời sự 04:11 | 05/07/2018
Thời sự 23:07 | 14/06/2018
Thời sự 04:10 | 14/06/2018
Thời sự 00:47 | 14/06/2018