Kiến thức LGBT đã được thảo luận, trao đổi rất nhiều trong khoảng 3 năm gần đây, tuy vậy, vì chưa được đưa vào trong nhà trường giảng dạy nên kiến thức vẫn chưa được phổ cập toàn quốc, chỉ tồn tại ở một vài trường trong thành phố lớn.
Xu hướng tính dục và bản dạng giới khi không được nói đến trực tiếp trong trường học có thể dẫn đến việc hiểu sai về người LGBT, cho rằng đồng tính có thể lây được vì là một loại bệnh. Cho tới này vẫn còn tồn tại rất nhiều giáo viên, phụ huynh suy nghĩ như vậy. Chẳng riêng gì trường học, ở tất cả mọi nơi chúng ta đều có thể gặp những người nghĩ rằng LGBT là bệnh.
Đây là sự sợ hãi không chính đáng vì hiểu sai bản chất về LGBT, và một phần do con người ta cũng khó chấp nhận được sự thật rằng tình yêu nằm ở trái tim chứ không nằm ở bộ phận quy định giới tính sinh học của họ.
Nguồn: lgbtmap.org
Tích cực hơn ngày trước, khi vấn đề về LGBT được thảo luận nhiều hơn cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều người, đương nhiên chúng ta rất khó gặp những trường hợp như bị đánh đập, bạo hành.
Tuy vậy, sự kỳ thị, phân biệt đối xử đi vào giai đoạn tinh vi, không còn rõ ràng như ngày trước. Ví dụ như một người LGBT đi xin việc, họ có thể bị từ chối vì là LGBT, tuy vậy, lý do nhà tuyển dụng đưa ra sẽ rất khác, và trong trường hợp này, chúng ta có vẻ lờ mờ nhận ra, nhưng khó mà kết luận được. Không chỉ riêng xin việc, sự kỳ thị vẫn còn xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, chỉ là nó đã tinh vi hơn vì con người ta chịu áp lực dư luận mà thôi.
Chính vì sự kỳ thị phân biệt đối xử không còn biểu hiện rõ ràng, tuy vậy không phải là không còn kỳ thị với LGBT. Theo nghiên cứu "Có phải bởi vì tôi là LGBT" của Viện Isee năm 2016, chúng ta vẫn thấy rõ ràng những người LGBT vẫn phải hứng chịu thái độ không mấy tích cực từ mọi người, gặp những vấn đề khác.
Còn hiện tại, luật hôn nhân đồng tính chưa được công nhận và hiểu lầm về người đồng tính vẫn còn, cho nên mới thấy nhiều đề cương ôn thi cho học sinh ở một số môn chỉ nhắc đến tình yêu giữa nam và nữ là đích thực. Hoặc những câu hỏi như "đồng tính từ khi nào?" hay "anh/chị là trai hay gái đấy" trong nhiều ngữ cảnh vẫn mang dáng dấp kỳ thị, phân biệt đối xử vì chẳng riêng gì một người gặp phải, rất nhiều người LGBT ở nhiều nơi đều có trải nghiệm này.
Suy cho cùng, có thể chúng ta nghĩ rằng xã hội tiến bộ rồi nên không còn kỳ thị LGBT, nhiều người trong số chúng ta dùng cái mác của sự văn minh, tiến bộ để thể hiện mình không còn kỳ thị. Đồng ý rằng chẳng ai có thể ép một người tin một điều gì đó, tuy vậy, khi thể hiện thái độ và hành động tác động không tích cực tới một nhóm người thì có lẽ họ đã đi quá xa giới hạn của mình.
LGBT 07:23 | 14/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 07:42 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 18:00 | 06/06/2019
LGBT 16:01 | 05/06/2019
LGBT 14:31 | 05/06/2019
LGBT 16:28 | 04/06/2019