Mẹ 3 lần sinh non nuôi con khỏe mạnh nhờ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn

Mẹ Quế Hương cả ba lần sinh nở đều sinh non, các bé ra đời bị trào ngược dạ dày, nhiễm trùng đường ruột, vàng da… nhưng nhờ kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ, các bé vẫn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan Sữa mẹ và sự phát triển trí não sớm ở trẻ sinh thiếu tháng
me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan Uống 7 cốc nước mỗi ngày, bà mẹ đã cứu đứa con trong bụng như thế nào?

Chị Nguyễn Thị Quế Hương (35 tuổi, TP HCM) là mẹ của 3 bé: Thạch Nguyên Thảo 18/11/2010 (Tiểu My), Thạch Kỳ Nam 20/7/2014 (cu Nam), Thạch Khách An 3/5/2017 (Sunny). Cả ba bé nhà chị Hương đều sinh non: Chị cả Tiểu My sinh lúc 36 tuần, hai bé sau đều sinh lúc 37 tuần nhưng đều được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn. Tuy sinh non nhưng bé nào cũng có cân nặng chuẩn, đạt 3kg, vì trong suốt thai kỳ chị không bị nghén, ăn uống đa dạng, bổ sung sữa, thuốc bổ và khám thai đều đặn.

Cả ba bé nhà chị Hương ra đời đều bị vàng da, chị cả Tiểu My còn bị trào ngược dạ dày, em út Sunny bị nhiễm trùng đường ruột, phải nằm viện điều trị nửa tháng. Đặc biệt, trong lần sinh bé thứ 3, mẹ Quế Hương phải đối diện với nguy cơ băng huyết không cầm được sau sinh rất cao nhưng may mắn chị đã vượt cạn thành công. Cả ba bé đều khó nuôi nhưng nhờ chị kiên trì cho bú sữa mẹ, các bé vẫn khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan
Gia đình hạnh phúc của chị Quế Hương. Ảnh: NVCC.

Muôn vàn khó khăn khi sinh non

So với các mẹ khác, hành trình sinh nở và nuôi con của mẹ Quế Hương gặp muôn vàn khó khăn. Đối với bé Tiểu My, bé bị chứng trào ngược dạ dày, một chứng bệnh thường gặp ở trẻ sinh non. Ngày nào bé cũng trớ hay "phun vòi rồng" dù được bế trên tay rất lâu. Bác sỹ nói chị cứ cố gắng, kiên trì cho con bú sữa mẹ, qua 1 tuổi bé sẽ tự hết. Mỗi lần cho bé bú xong chị lại hồi hộp không biết bé sẽ trớ ra lúc nào.

Lần bầu bé thứ 3, tuy không nghén nhưng quá trình mang thai 8 tháng là cả một quá trình dài đầy lo lắng. 3 tháng đầu chị phải đối diện vối nguy cơ sảy thai, bị bóc tách cao phải nằm ở nhà nghỉ ngơi, 3 tháng giữa thì bị những cơn ho rũ rượi hành hạ, 3 tháng cuối lại lo lắng vì nguy sơ sinh non. Chưa kể, do chị bị bệnh thiếu máu nên trong suốt thai kỳ phải liên tục truyền máu.

Tuần thai thứ 33, chị bắt đầu bị rỉ ối. Đi khám thai, bác sĩ nói giữ thêm sẽ xảy ra nguy cơ nhiễm trùng ối mà chị thương con nên đắn đo lắm, rất muốn giữ thai trong bụng thêm 1-2 tuần nữa. Chị chia sẻ, “lúc ấy chỉ biết ăn, cố gắng nhồi nhét cho bé thêm được lạng nào hay lạng đó trong khi chờ quyết định sinh hay giữ thêm ít ngày”.

me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan
Chị cả Tiểu My và anh hai Cu Nam. Ảnh: NVCC.

Thời điểm ấy, chị tích cực tìm hiểu, nghiên cứu đủ các kiểu và đã tìm ra được những điều mà chị nghĩ là tốt nhất cho con. Ngoài việc khám thai định kỳ, ăn uống đủ chất, "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên" để không động thai thì còn một điều nữa mà chị cho là quan trọng nhất, đó là phải luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mẹ có vui thì con mới khỏe. Chị thường xuyên xem những bộ phim hài, đi dạo nhẹ nhàng, ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành.

Ngày bé Sunny tròn 37 tuần, theo dự định thì buổi sáng hôm ấy, sau khi đi khám thai về chị Hương sẽ chở Cu Nam đi khám sức khỏe để nhập học trường mới. Vậy mà vừa khám xong thì bác sĩ nói “đã mở 3 phân rồi, làm thủ tục nhập viện thôi”. Lúc ấy chị hơi hoảng: “Ôi, thế thì hôm nay con sẽ chào đời à?”. Dù Cu Nam cũng sinh đúng vào ngày tròn 37 tuần nhưng chị Hương cũng không khỏi bất ngờ về sự trùng hợp này.

me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan
Anh hai Cu Nam rất thích thơm bụng bầu của mẹ và rất yêu em bé. Ảnh: NVCC.

Chị gọi chồng và bà nội, bà ngoại vào viện để làm thủ tục chờ sinh. 30 phút sau, bà nội đã có mặt, xách theo giỏ đồ đi sinh chị đã chuẩn bị sẵn. Chị được đo tim thai, đo cơn gò, xét nghiệm máu... Đến khâu nào chị cũng bị bác sĩ la mắng, nói chị đùa với tính mạng hay sao mà sinh nữa vì khả năng chị bị băng huyết, không cầm được máu sau sinh rất cao. Các bác sĩ đã phải hội chẩn, chạy đôn chạy đáo chuẩn bị sẵn mấy đơn vị máu phù hợp. Lúc này, chị vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ cũng như chưa thấy đau gì nhưng bắt đầu hoảng sợ, hồi hộp vì thái độ căng thẳng, lo lắng của các bác sĩ.

Nằm chờ tới 4h chiều thì cổ tử cung của chị Hương mở được 5 phân, tuy nhiên vẫn chưa có cơn đau đẻ. Thế là các bác sĩ quyết định cho bấm ối. Các cơn đau bắt đầu tới mỗi lúc một nhanh, mạnh và dồn dập hơn. Gần 1 tiếng sau, trải qua mấy cơn đau ngất thì Sunny cũng chào đời, được da kề da với mẹ ngay.

“Cảm giác con còn đỏ hỏn, nhỏ xíu, ấm áp, nằm áp vào người mẹ thật thiêng liêng không gì bằng", chị Hương nhớ lại.

me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan
Sunny mới chào đời đã bị nhiễm trùng đường ruột, nằm viện cách ly 2 tuần với mẹ. Ảnh: NVCC.
me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan
Dù nằm viện, Sunny vẫn được bú sữa mẹ hoàn toàn, sức khỏe của con hồi phục khá tốt, cân nặng cũng tăng đều. Ảnh: NVCC.
me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan
"Nhìn con nằm 1 mình với những dây nhợ, kim truyền mà mẹ chỉ biết khóc". Ảnh: NVCC

30 phút sau thì hai mẹ con chị được đẩy về phòng cách ly theo dõi thêm 2 tiếng nữa. Vậy là quá trình vượt cạn thành công và điều xấu nhất đã không xảy ra như tiên đoán làm ai cũng đều thở phào nhẹ nhõm.

Nhưng niềm vui ấy chưa được trọn vẹn bởi chỉ mấy tiếng sau Sunny đã bị cách ly vì bị nhiễm trùng đường ruột, vẫn chưa kịp uống những giọt sữa non quý giá đầu đời. Nhìn con nằm một mình với những dây nhợ, kim truyền mà chị chỉ biết khóc. Thương con vừa sinh ra đã chịu nhiều đau đớn nên chị cố gắng làm đủ mọi cách để có nhiều sữa để dành cho con.

Làm mọi cách để có nhiều sữa cho con bú

Không được kề cận bên con, thương con đứt ruột, và cũng thấm thía những vất vả từ hai lần sinh non trước, chị càng không muốn con thiệt thòi nên tìm mọi cách để có sữa mẹ giúp con có sức đề kháng tốt hơn. Chị biết chỉ có sữa mẹ là tốt nhất nên ngày ngày, chị ăn những món lợi sữa như giò heo, rau lang luộc, uống sữa đặc và ngũ cốc, cao chè vằng… ai bảo gì làm nấy.

me 3 lan sinh non nuoi con khoe manh nho cho con bu sua me hoan toan
Sữa của chị chẳng những đủ cho con uống mà còn dư để trữ đông. Ảnh: NVCC.

Thành quả nhờ kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

Ngày qua ngày, những cố gắng của chị đã được đền đáp, từ vài giọt sữa ban đầu, dần dần chị vắt được 10ml, 20 ml, 30ml… Sữa của chị chẳng những đủ cho con uống mà còn dư để trữ đông phòng những lúc không có sữa nữa. Nhờ vậy dù nằm viện, Sunny vẫn được bú sữa mẹ hoàn toàn, sức khỏe của con hồi phục khá tốt, cân nặng cũng tăng đều.

Đối với Tiểu My, chị duy trì cho bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu. "Mặc dù bị ọc sữa liên tục nhưng tháng nào bé cũng tăng hơn 1 ký, nhìn khá bụ bẫm. 3 tháng tuổi bé nặng 7 ký, ai nhìn vào cũng không biết mình nuôi cũng rất vất vả ở khâu cho bú. Sau khi đi làm lại, mình vẫn vắt sữa để ở nhà đến gần 2 tuổi mới cai sữa cho bé. 1 tuổi bé 9kg, 2 tuổi 12 kg, 3 tuổi 15 kg, phát triển đúng chuẩn của bảng cân nặng và rất ít khi bệnh” – chị chia sẻ.

"Mình rất tự hào vì các con đều được bú sữa mẹ, vừa kinh kế, vừa gắn kết mẹ con vừa giúp con phát triển tốt nhất” – chị nói thêm.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.