Chị Đoàn Phạm Hà Trang (30 tuổi) hiện đang sinh sống tại Sydney (Australia). Chị là mẹ của hai cậu con trai, một bé 4 tuổi và một bé 7 tháng tuổi.
Với cả hai con, chị Trang đều cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Đó là thời điểm con có thể ngồi vững vàng mà cần ít sự hỗ trợ của người lớn, hệ tiêu hóa hoàn thiện sẵn sàng cho những trải nghiệm ăn uống. Ngay từ khi bé đầu lòng được 3 tháng tuổi, chị đã tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm và quyết định lựa chọn phương pháp bé tự chỉ huy (BLW).
Bà mẹ hai con Đoàn Phạm Hà Trang. |
Với phương pháp này, con được làm chủ hành trình ăn dặm. Mẹ chỉ cung cấp đồ ăn còn con được toàn quyền quyết định ăn như thế nào và ăn bao nhiêu. BLW giúp kích thích tối đa các giác quan như thị giác, vị giác, khướu giác, cảm giác; sử dụng linh hoạt các bộ phận hỗ trợ: mắt, tay, lưỡi, hàm; phát triển các kĩ năng cầm nắm, đưa chính xác lên miệng, nhai, nuốt; xây dựng cho bé tác phong tự lập, tự tin.
“Tôi không cổ vũ việc cho con ăn cháo triền miên vì ảnh hưởng đến vị giác của bé. Con không phân biệt được mùi vị từng loại thực phẩm vì tất cả được xay nhuyễn và trộn vào nhau. Ngoài ra, nó còn dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ”, bà mẹ hai con tâm sự.
Khi mới bắt đầu, mẹ Việt ở Australia cho con ăn dặm một bữa một ngày, sau đó tăng lên hai bữa từ khi con 9 tháng tuổi. Đến tháng thứ 12, bé ăn 3 bữa một ngày như người lớn.
“Quan trọng nhất là xây dựng thái độ và nề nếp ăn uống cho bé. Vì vậy tôi không đặt nặng con ăn được bao nhiêu. Nhìn thấy kĩ năng ăn của con phát triển rõ rệt qua từng ngày thực sự quý giá hơn rất nhiều so với việc gò bé vào một định lượng nhất định khiến cả con và cả mẹ cùng căng thẳng.
Trở ngại lớn nhất khi con ăn dặm theo phương pháp BLW đối với phần đông các mẹ là từ phía gia đình. Nhưng tôi may mắn vì ông bà nội ngoại đều rất hiện đại và ủng hộ trong cách nuôi dạy con. Trước khi cho con ăn dặm, tôi cũng có trao đổi và bàn bạc với chồng. Anh đồng thuận vì cũng muốn con có những bữa ăn vui vẻ và lành mạnh nhất.
Bé hào hứng với những bữa ăn dặm mẹ nấu. |
Điều tôi lo lắng nhất là con hóc nghẹn nên đã học những kĩ năng sơ cấp cứu tại nhà. Tuy nhiên tôi nhận ra rằng bé có khả năng cảm nhận dị vật linh hoạt. Khác với người lớn, phản xạ ọe của các bé được kích hoạt ngay ở đầu lưỡi. Do đó khi thức ăn còn cách xa cuống họng, bé đã ọe khi thấy vướng, việc này hỗ trợ rất nhiều trong việc xử lý thức ăn an toàn”.
Theo chị Trang, người lớn không nên can thiệp vào bữa ăn của bé để con thực sự được trải nghiệm, khám phá thế giới mùi vị. Bà mẹ hai con thường xuyên thay đổi thực đơn, trình bày khay ăn với màu sắc bắt mắt, hình khối ngộ nghĩnh để con có cảm giác mới lạ. Từ đó mỗi bữa ăn trở thành điều bất ngờ nho nhỏ với bé mỗi ngày.
Khi chuẩn bị đồ ăn dặm, mẹ cần quan sát sự phát triển kĩ năng ăn của con để điều chỉnh phù hợp. Từ 6 tháng, chị Trang cắt đồ ăn thành thanh dài, lượn sóng, độ dày tầm một ngón tay người lớn. Mẹ nên chọn những loại củ quả không quá mềm để con dễ cầm nắm mà không bị nát, chủ yếu hấp và luộc.
Nhìn thấy kĩ năng ăn của con tiến bộ từng ngày là niềm hạnh phúc của chị Trang. |
Giai đoạn bốc nhón (8-9 tháng): Bé dùng hai ngón tay trỏ và cái để bốc thức ăn. Do đó đồ ăn cần được sắt thành những miếng nhỏ (to hơn hạt lựu). Đồ ăn giai đoạn này phong phú hơn về chủng loại và cách chế biến.
Từ 9 tháng tuổi, chị Trang giới thiệu thìa và dĩa cho bé. Dưới một tuổi, chị không cho con tiếp xúc với gia vị như muối, đường và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. “Bé nào cũng có những giai đoạn biếng ăn sinh lí hay tuần khủng hoảng… Khi bé từ chối tôi sẵn sàng dọn đi và cho con ra khỏi ghế để không tạo ác cảm về việc ăn.
Tôi nấu bữa nào cho con ăn bữa ấy. Vì phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW) không đòi hỏi chế biến cầu kì như ăn dặm kiểu Nhật hay mất nhiều thời gian ninh cháo như ăn dặm truyền thống. Giai đoạn đầu thức ăn chủ yếu là hấp, luộc. Giai đoạn sau chế biến phong phú hơn có thêm chiên rán, xào. Nhà ăn gì, bé ăn như vậy, chỉ có điều tôi để riêng phần ăn của con và không nêm gia vị.
Hồi bé tôi cũng thường bị bố mẹ ép ăn nên thấu hiểu. Khi có con, tôi chỉ mong con có được những bữa ăn đầu đời vui vẻ, hưởng thụ, thưởng thức theo đúng nghĩa. Tôi rất hạnh phúc vì mong mỏi ấy thành hiện thực. Người thân và bạn bè tôi hay đùa rằng: “Sao nó nuôi con sướng thế, ăn ngủ cứ nhẹ tênh”. Thực ra, chỉ cần mẹ hiểu con thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng”, chị Hà Trang bày tỏ.
Theo chị Trang, mẹ Việt ở nước ngoài chịu ít áp lực nuôi con hơn. Không có (hoặc ít) sự giúp đỡ của ông bà mặc dù vất vả hơn nhưng lại chủ động, độc lập hơn. Ngoài ra, điều kiện y tế, môi trường, giáo dục phát triển cũng đỡ đần gánh nặng cho các bà mẹ.
Tham khảo thực đơn ăn dặm cho con của chị Hà Trang:
XEM THÊM
Thực đơn ăn dặm cho con không ngày nào giống ngày nào của bà mẹ TP HCM
Chị Mỹ Huyền (sinh sống và làm việc tại TP HCM) chia sẻ thực đơn ăn dặm cho con không ngày nào giống ngày nào. |
Á quân Vua đầu bếp Việt Nam: 'Các mẹ đang lạm dụng cháo khi cho con ăn dặm'
Chị Tuyết Phạm, Á quân Vua đầu bếp 2015 cho rằng các mẹ đang lạm dụng cháo khi cho con ăn dặm. |
Những món súp cho con ăn dặm vừa ngon vừa dễ làm các bà mẹ bận rộn không nên bỏ qua
Chị Hà Gia Linh chia sẻ công thức những món súp cho bé ăn dặm vừa ngon vừa dễ làm, các bà mẹ bận rộn ... |
Thực đơn ăn dặm cho con của bà mẹ 9X khiến người lớn cũng thèm
Chị Bùi Mỹ chia sẻ thực đơn ăn dặm 3 trong 1 cho con khiến người lớn cũng thèm. |
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của mẹ đảm làm đầu bếp riêng cho con
Chị Linh Giang chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con. Bà mẹ 9X chăm chút dồn hết yêu thương vào từng món ... |
9 công thức bữa phụ cho con ăn dặm vừa ngon vừa đơn giản của bà mẹ 9X
Bà mẹ 9X Phạm Huyền Linh chia sẻ 9 công thức bữa phụ cho bé ăn dặm vừa ngon vừa đơn giản bà mẹ nào ... |
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018