Mỹ tiếp tục cấm vận Huawei khi muốn chặn luôn nguồn cung cấp chip

Chính quyền của tổng thống Donald Trump tiếp tục ngăn chặn tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei Technologies thông qua các điều luật mới được ban hành, khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Mỹ tiếp tục gây khó khăn cho Huawei

Trang tin Hindustan Times cho biết, Huawei tiếp tục bị làm khó ở thị trường Mỹ với những nguyên tắc mới được bổ sung từ Bộ Thương mại Mỹ. 

Theo đó, các công ty công nghệ toàn cầu bán chip được sản xuất bằng thiết bị của Mỹ, hoặc dựa trên công nghệ Mỹ sẽ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn trước khi được phê duyệt và bán nó cho Huawei.

Mỹ tiếp tục cấm vận Huawei, chặn nguồn cung cấp chip - Ảnh 1.

Huawei tiếp tục bị gây khó khăn bởi các điều luật mới từ Bộ thương mại Mỹ. (Ảnh: AWX).

Thời hạn xem xét sẽ kéo dài lên đến 120 ngày. Trong đó, bất kỳ con chip nào phân phối cho Huawei hoặc các chi nhánh có liên quan đến tập đoàn này sẽ phải được yêu cầu giấy phép từ Mỹ.

Động thái trên được cho sau khi chính phủ Mỹ cáo buộc Huawei trước đó đã lợi dụng những kẽ hở từ luật trừng phạt bằng cách lấy chip và linh kiện được sản xuất từ các công ty khác, dựa trên các công nghệ Mỹ.

Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross chia sẻ với Fox Business vào thứ 6 mới đây cũng đề cập đến một lỗ hổng pháp lý mà qua đó Huawei đã có thể sử dụng công nghệ của Mỹ với một nhà sản xuất ở nước ngoài.

Mới đây, chính là phi vụ làm ăn 'hụt' với TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới này đã khiến Huawei hủy kèo lại giúp Apple có thêm phụ kiện cho iPhone 12.

Mặc dù việc hợp tác TSMC và tập đoàn công nghệ này diễn ra trước khi điều luật mới được tăng cường, nhưng hãng chip cũng rất khó khăn khi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đặt ra khi bán cho Huawei.

Tất nhiên, các quy tắc mới của Bộ Thương mại Mỹ cũng áp dụng cả với TSMC. Điều này sẽ khiến nhà sản xuất này gặp khó khăn hơn trong quá trình gia công chip cho các công ty công nghệ.

Mỹ tiếp tục cấm vận Huawei, chặn nguồn cung cấp chip - Ảnh 2.

TSMC và Huawei phải hủy hợp đồng sản xuất chip bởi các lệnh cấm từ phía Mỹ. (Ảnh: 9to5Mac).

Trong một cuộc họp ngắn vào thứ 6, một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ chia sẻ với các phóng viên về qui tắc mới được công bố. Trong đó, giúp mở rộng thẩm quyền của Hoa Kỳ để yêu cầu giấy phép từ các công ty làm ăn với Huawei mà sản xuất ở nước ngoài với công nghệ Mỹ.

Ông cho biết hành động này là cần thiết bởi các công ty Mỹ và an ninh quốc gia phải được ưu tiên hàng đầu.

Tin tức trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán châu Âu, khi một loạt cổ phiếu của các công ty đang sử dụng công nghệ Mỹ (theo tỷ lệ quy định) có làm ăn với Huawei. 

Trong khi đó, công ty sản xuất chip Lam Research và KLA Corp lần lượt giảm 6,4% và 4,8% tại thị trường Mỹ.

Trung Quốc sẽ áp đặt lệnh hạn chế lên công ty công nghệ Mỹ

Phản ứng từ Trung Quốc cũng rất nhanh chóng, chính phủ Bắc Kinh đã nhanh chóng tuyên bố rằng sẽ sẵn sàng đưa một loạt các công ty công nghệ Mỹ vào danh sách 'không đáng tin cậy' như một phần biện pháp đáp trả phía Mỹ.

Các biện pháp của Bắc Kinh bao gồm tiến hành điều tra và ra các điều luật hạn chế đối với các công ty Mỹ như Apple, Cisco Systems và Qualcomm, cũng như tạm ngừng việc mua máy bay từ Boeing.

Mỹ tiếp tục cấm vận Huawei, chặn nguồn cung cấp chip - Ảnh 3.

Apple và hàng loạt công ty công nghệ Mỹ có thể vào danh sách 'đen' tương tự như Huawei. (Ảnh: 9to5mac)

Trước đó, Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng Mỹ cần phải sửa chữa hành động sai trái của mình ngay và gỡ Huawei khỏi danh sách đen. Khi vấn đề không chỉ ở cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung mà nó còn đe dọa đến sự ổn định của chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

Được biết, Huawei là một tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ và đang sở hữu rất nhiều hợp đồng triển khai mạng 5G cho châu Âu. 

Hiện tại, hãng đang sở hữu hơn 30 công ty Mỹ là các nhà cung cấp cốt lõi, bán linh kiện để sản xuất mọi thứ từ điện thoại thông minh cho đến thiết bị mạng viễn thông.

Chủ tịch bộ phận chip Huawei, bà He Tingbo hiện tại chưa có bình luận gì về sự việc trên. Bà cho biết công ty đã 'dự trữ' đủ nguyên liệu để hoạt động và sản xuất trong vòng 8 đến 12 tháng. 

Do đó, khả năng cao sẽ ít bị ảnh hưởng trong thời gian tới, dù có hàng chục triệu người trên thế giới phụ thuộc vào kết nối được cung cấp bởi các thiết bị Huawei để phục vụ nhu cầu công việc và cá nhân của họ.

Bà He cũng nói thêm việc dự trữ chip của riêng mình có thể giúp Huawei vượt qua cơn bão trong thời gian tới, nhưng với các nhà cung cấp lớn đó lại là tin xấu.

Và nếu quá thời hạn đó mà vấn đề vẫn chưa được giải quyết, sẽ có rất nhiều mối lo tiềm ẩn có thể xảy đến với công ty cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.