Cổ phiếu của nhà bán lẻ đã tăng 5,3% lên mức kỉ lục vào thứ ba, nâng giá trị tài sản của người sáng lập lên tới 138,5 tỉ USD. Những người tiêu dùng bị mắc kẹt thực tế đã dựa vào Jeff Bezos, Amazon Inc rất nhiều trong đại dịch.
Đại dịch khiến cho hàng triệu người tiêu dùng bị "giam lỏng" tại nhà, vì thế các nền tảng thương mại điện tử là chỗ dựa lớn nhất để họ đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm hàng ngày.
Đế chế thương mại điện tử Amazon của tỉ phú Jeff Bezos, đã ghi nhận mức tăng 5,3%, tương đương 6,4 tỉ USD chỉ trong ngày 14/4, do nhu cầu sử dụng nền tảng này tăng vọt vì đại dịch Covid-19.
Theo Bloomberg, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/4, giá cổ phiếu Amazon đạt mức cao nhất từ trước đến nay, đồng thời nâng giá trị tài sản của ông Jeff Bezos mức 138,5 tỉ USD.
Đại dịch Covid-19 đã khiến phần lớn nền kinh tế toàn cầu gián đoạn, hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia rơi vào tình trạng bế tắc.
Mỹ đã ghi nhận gần 17 triệu người hiện đang thất nghiệp chỉ trong vòng 3 tuần.
Hai ông lớn tài chính Phố Wall, JPMorgan Chase và Wells Fargo cùng ngày, cũng đã tiết lộ tổn thất cho vay, do đợt cắt giảm việc làm chưa có tiền lệ vừa qua có thể sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008.
Rất nhiều các công ty đã phải sa thải nhân viên, nhưng Amazon đã chuyển mình một cách hiệu quả và ngoạn mục giữa đại dịch.
Theo Bloomberg Billionaires Index, trong khi tổng tài sản 500 người giàu nhất thế giới đã giảm 553 tỉ USD trong chỉ 4 tháng đầu năm, thì giá cổ phiếu Amazon đã tăng 20% kể từ mức đáy ngày 23/3.
Ông chủ Amazon hiện chưa phải lo lắng về doanh số, khi công ty liên tiếp phải tuyển dụng thêm nhân viên để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Ngoài ra, các công ty lớn cũng đang được chính phủ Mỹ hỗ trợ với gói kích thích kinh tế lớn chưa từng có của lịch sử nước này.
Không chỉ Amazon, giá cổ phiếu đối thủ thương mại bán lẻ lớn nhất của Amazon tại Mỹ - Walmart, cũng chứng kiến sự gia tăng, khẳng định "vận may" của nhóm giàu nhất thế giới trong lĩnh vực này trước đại dịch Covid-19.
Tổng giá trị tài sản của những gương mặt thừa kế Walmart là Alice, Jim và Rob Walton, hiện đã đạt 169 tỉ USD, tăng gần 5% kể từ mức đầu năm.
CEO Tesla - Elon Musk đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau Bezos, thu về 10,4 tỉ USD gái trị tài sản.
Tài sản của nhà sáng lập phần mềm gọi hội nghị Zoom, Eric Yuan, cũng tăng hơn gấp đôi lên 7,4 tỉ USD.
Sự gia tăng này được cho là do nhu cầu sử dụng phần mềm gọi hội nghị trực tuyến của công ty đã bùng nổ trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khiến hàng chục triệu người phải ở yên trong nhà.
Mackenzie Bezos – vợ cũ của tỉ phú Jeff Bezos, sở hữu 4% cổ phần Amazon, cũng tăng giá trị tài sản ròng thêm 8,2 tỉ USD, lên 45,3 tỉ USD. Bà đang đứng ở vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng giá trị của cải của Bloomberg.
Trước bà là tỉ phú Mukesh Ambani, người đàn ông giàu nhất Ấn Độ, và tỉ phú người Mexico Carlos Slim.
"Với tình trạng hiện nay, khoảng cách giàu nghèo sẽ còn nới rộng thêm nữa", chiến lược gia Matt Maley của Công ty đầu tư Miller Tabak nhận định.
"Giới siêu giàu thế giới hiện chẳng việc gì phải lo lắng cả", ông nói. "Đúng là tài sản của họ có giảm đấy, nhưng chưa đến mức phải lo sợ về cuộc sống mưu sinh của họ".
"Điều không công bằng nhất là ai sẽ được hưởng lợi lớn nhất từ đại dịch", chuyên gia Maley nói. "Vì tiền luôn đẻ ra tiền mà".
Một số nhà đầu tư đang liều mình để tối đa hóa lợi nhuận. Tập đoàn UBS AG đã ghi nhận lượng khách hàng cực kì giàu có của họ, đang đổ xô đi vay mượn để đặt tiền nhiều hơn vào "cơ hội đầu tư giá hời" của họ trên thị trường.
Các nhà môi giới vay thế chấp cho giới nhà giàu, đã tiết lộ rằng nhiều khách hàng của họ đang tìm kiếm các khoản vay được đảm bảo bởi bất động sản, để bù đắp các khoản nợ khác, và đầu tư vào các doanh nghiệp và các tài sản khác.
Ông Randall Weisenburger, thành viên hội đồng quản trị công ty kinh doanh du thuyền Carnival, đã mua cổ phiếu công ty trị giá 10 triệu USD. Sau động thái này, giá cổ phiếu Carnival đã tăng 56%.
Không chỉ mỗi các tỉ phú, các nhân viên nội bộ của các công ty đang dần trở thành lực lượng mua đáng kể các cổ phiếu của công ty họ, với niềm tin rằng cuộc khủng hoảng cuối cùng cũng sẽ đi qua.
Bất chấp việc hiện giới chức trách Mỹ còn đang cãi nhau về việc khi nào người Mỹ mới có thể an toàn quay trở lại làm việc.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020