Tết Hàn thực: Những điều kiêng kị ai cũng phải ghi nhớ

Vào ngày Tết Hàn thực, có 5 điều kiêng kị ai cũng phải ghi nhớ.

Với người dân Việt Nam, Tết Hàn thực, ngày 3/3 âm lịch mang ý nghĩa tưởng nhớ công ơn của ông cha, hướng về nguồn cội. Nhắc đến Tết Hàn thực người ta nhớ ngay đến món bánh trôi, bánh chay. Thậm chí nhiều người chờ đợi đến Tết Hàn thực để được thưởng thức món bánh này. Tuy nhiên vào Tết Hàn thực, còn có nhiều điều kiêng kỵ mà ai cũng phải ghi nhớ.

Không nên cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc

tet han thuc nhung dieu kieng ki ai cung phai ghi nho
Bánh trôi ngũ sắc. Ảnh: Tô Hưng Giang

Nhiều năm nay, bánh trôi bánh chay ngũ sắc tạo cơn sốt mỗi khi đến dịp Tết Hàn thực. Những chiếc bánh trôi nhiều màu sắc sặc sỡ thay thế cho màu trắng đơn điệu trên bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên theo TS Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng Khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), điều này không đúng với nguyên gốc truyền thống cũng như ý nghĩa từ xa xưa của ngày lễ Hàn thực.

Kiêng lửa

tet han thuc nhung dieu kieng ki ai cung phai ghi nho
Kiêng lửa, nấu nướng. Ảnh: dantri

Theo nghĩa chữ Hán, "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn. Tết Hàn thực là ngày Tết ăn đồ lạnh. Chính vì thế nên, vào ngày này, người dân Trung Quốc thường kiêng lửa, kiêng nấu nướng mà chỉ dùng những đồ ăn nguội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động nấu nướng vẫn diễn ra bình thường vào Tết Hàn thực. Việc kiêng lửa được tượng trưng bằng việc ăn món nguội là bánh trôi và bánh chay.

Kiêng đồ mặn

Việc kiêng đồ ăn mặn thực tế là để không sát sinh. Việc này có ý nghĩa là tích thêm công đức giúp linh hồn người thân đã khuất dễ dàng siêu thoát.

Kiêng việc bày vẽ mâm cao cỗ đầy

tet han thuc nhung dieu kieng ki ai cung phai ghi nho
Chỉ cần thành tâm dâng bánh trôi bánh chay lên bàn thờ tổ tiên. Ảnh: Tô Hưng Giang

Vào ngày Tết Hàn thực, tuyệt đối không bày vẽ mâm cỗ cúng cầu kỳ hay đắt đỏ gây tốn kém lãng phí. Chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, bánh chay truyền thống lên ban thờ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã khuất và cầu mong sự an yên.

Kiêng chuyển nhà

Vào ngày này, người Việt kiêng chuyển nhà vì quan niệm rằng, người thân sau khi qua đời vẫn luôn ở lại nơi mà trước khi mất họ từng ở và hiện hữu bên những người thân yêu trong gia đình. Việc di chuyển nhà cửa sẽ có ảnh hưởng tới “vong linh” người đã khuất.

XEM THÊM

tet han thuc nhung dieu kieng ki ai cung phai ghi nho Tết Hàn thực, người dân Hà Nội xếp hàng mua bánh trôi, bánh chay

Cứ đến Tết Hàn thực (3/3), người dân lại xếp hàng mua bánh trôi, bánh chay tại một số cửa hàng nổi tiếng ở Hà ...

tet han thuc nhung dieu kieng ki ai cung phai ghi nho Tết Hàn Thực, mách bạn 5 quán bánh trôi bánh chay ngon nức tiếng Hà thành

Bánh trôi, bánh chay là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Tết Hàn Thực (3/3 âm lịch). Vào ngày này, các gia đình ...

tet han thuc nhung dieu kieng ki ai cung phai ghi nho Cơn sốt bánh trôi ngũ sắc: Chị em mua 2 tạ bột, còng lưng trổ tài

Set bột bánh trôi ngũ sắc gồm 1 cân bột 5 màu, đường, đậu xanh, dừa, vừng được bán với giá từ 50.000-100.000 đồng/set đang lên cơn ...

tet han thuc nhung dieu kieng ki ai cung phai ghi nho Bánh trôi ngập tràn facebook, thế mới biết chị em ngày nay đảm thế nào!

Những đĩa bánh trôi bánh chay đủ màu hấp dẫn, tự làm bằng nguyên liệu vườn nhà của chị em đã khiến cư dân mạng ...

tet han thuc nhung dieu kieng ki ai cung phai ghi nho Cận cảnh quá trình làm món bánh trôi cổ truyền

Hôm nay là Tết Hàn thực vào (3/3 âm lịch), được hiểu theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.