Tiết lộ lí do đằng sau chuyện người dân các nước đổ xô tích trữ lương thực, giấy vệ sinh giữa dịch Covid-19

"Sự không chắc chắn sẽ chỉ làm cho nhiều người trở nên khủng hoảng hơn. Và họ cố gắng làm bất cứ điều gì họ cho là cần thiết, để lấy lại cảm giác kiểm soát ban đầu", Andrew Stephen, giáo sư chuyên ngành Marketing của Đại học Kinh doanh Said, trực thuộc Đại học Oxford, nói.

Sự lây lan toàn cầu của chủng virus corona mới đang có các "tác dụng phụ" kì lạ: các kệ hàng siêu thị, tạp hóa từ Singapore đến Seattle, Mỹ bị càn quét, mọi người trên thế giới hoảng loạn đi mua hàng hóa tích trữ. Vậy nguyên nhân đằng sau nó là gì?

Nguyên nhân đằng sau việc người dân đổ xô đi tích trữ đồ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các kệ hàng trống trơn sau mỗi cơn "càn quét" mua hàng trong hoảng loạn. (Nguồn: Sky News).

Hiện tượng nháo nhào tranh giành mua các mặt hàng thiết yếu tại các siêu thị đã nổi lên  không khác "dấu hiệu" của dịch Covid-19 như các triệu chứng sốt hoặc ho khan.

Các siêu thị ở Anh đã bắt đầu giới hạn số lượng mua hàng. Tại Hong Kong, một người đàn ông được cho rằng đã bị cướp kề dao khi trên đường giao đơn hàng hàng trăm cuộn giấy vệ sinh.

Nhiều vụ ẩu đả đã diễn ra tại các siêu thị ở Úc. Kết quả là một người đàn ông bị cảnh sát bắt giữ.

Pháp đưa ra thông báo quốc hữu hóa toàn bộ khâu sản xuất khẩu trang tại nước này, khi nguồn cung bắt đầu cạn kiệt do người dân tích trữ.

Nguyên nhân đằng sau việc người dân đổ xô đi tích trữ đồ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Các nhà tâm lí học cho biết, sự kiểm soát là một nhu cầu cơ bản của con người. Đối mặt một căn bệnh với nguy cơ truyền nhiễm cao và khả năng gây tử vong, dịch Covid-19 đang vượt khả năng kiểm soát cơ bản của một người bình thường.

Họ cho rằng, trừ khi các nhà chức trách có biện pháp khôi phục cảm giác đó của người dân, thì tình trạng mua tích trữ và khan hiếm hàng hóa mới có thể chấm dứt. Ngược lại, tình hình có thể leo thang khi dịch bệnh diễn biến càng phức tạp.

Ngoài ra, viễn cảnh sẽ bị "giam lỏng" tại nhà đã khiến mọi người tranh giành các mặt hàng nhu yếu phẩm khác.

Nguyên nhân đằng sau việc người dân đổ xô đi tích trữ đồ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Một người đàn ông tích trữ nước và giấy vệ sinh ở một cửa hàng, Los Angeles ngày 29/2. (Nguồn: CNBC).

"Người dân chưa được trang bị tâm lí để xử lí các tình huống như thế này", theo ông Andrew Stephen, giáo sư chuyên ngành Marketing của Đại học Kinh doanh Said, trực thuộc Đại học Oxford.

"Sự không chắc chắn sẽ chỉ làm cho nhiều người trở nên khủng hoảng hơn. Và họ cố gắng làm bất cứ điều gì họ cho là cần thiết, để lấy lại cảm giác kiểm soát ban đầu".

Việc tích trữ đồ trong tình trạng hoảng loạn đang có nguy cơ cao sẽ gây ra các thiệt hại cả vô hình và hữu hình cho các quốc gia.

Hiện Mỹ đã yêu cầu người dân Mỹ ngừng mua khẩu trang để đảm bảo các nhân viên y tế có đủ dùng.

Còn Nhật Bản cho biết họ sẽ đưa ra các hình phạt cho cá nhân tích trữ mặt nạ để bán lại kiếm tiền.

Công ty thương mại điện tử eBay thì đưa ra danh sách cấm các sản phẩm y tế, sau khi giá các mặt hàng này tăng lên nhanh chóng.

Các thùng hàng gel khử trùng, rửa tay thường được bán với giá 10$, hiện đã nhảy vọt lên mức giá 400$.

Nguyên nhân đằng sau việc người dân đổ xô đi tích trữ đồ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Một phần gian hàng giấy vệ sinh trống trơn tại siêu thị Asda ở Wheatley, Anh, ngày 6/3. (Nguồn: Bloomberg).

Sự hoảng loạn giai đoạn đầu dịch bệnh

Là một trong những quốc gia đầu tiên bị virus Covid-19 tấn công, Hong Kong trong cuối tháng 1/2020 là một trong những trường hợp điển hình về việc người dân mua hàng trong hoảng loạn, và có thể leo thang như thế nào.

Rona Lai, một người Hong Kong 23 tuổi, chia sẻ khi lần đầu tiên được yêu cầu làm việc tại nhà, cô đã tích trữ lương thực cho khoảng một tuần.

Nhưng khi các ca nhiễm bắt đầu được báo cáo bên ngoài Trung Quốc, và tình hình cạn kiệt hàng hóa ở các siêu thị leo thang, cô đã bắt đầu tích trữ thực phẩm với thái độ nghiêm túc hơn.

Sau đó, các tin đồn nguồn cung giấy vệ sinh của Hong Kong sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lan rộng ở Trung Quốc, khiến các cửa hàng tạp hóa bắt đầu hết mặt hàng giấy vệ sinh, cô đã tham gia vào đám đông mua hàng.

Bây giờ, trong nhà cô, các cuộn giấy vệ sinh đã chiếm hết toàn bộ ghế sofa; khăn giấy, chất tẩy rửa và đồ ăn nhẹ được chất đống dưới bàn ăn. 

"Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài chống lại đám virus này", cô tự hào nói.

Nguyên nhân đằng sau việc người dân đổ xô đi tích trữ đồ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Việc mua hàng trong hoảng loạn cũng thường xảy ra trước các trận bão tuyết hay lũ lụt. Tuy nhiên, với bản chất sự lây lan nhanh của virus corona trên toàn cầu, cùng với việc thông tin trên các phương tiện truyền thông xã hội cập nhật liên tục, đã tạo điều kiện cho chứng hysteria – hay chứng rối loạn phân li – phát triển theo những phương thức chưa từng thấy.

Điển hình, khi dịch Covid-19 lan nhanh sang nhiều quốc gia, và dấy lên tin đồn về tình trạng thiếu giấy vệ sinh sắp xảy ra ở Hong Kong. Hậu quả là không lâu sau, khi các trường hợp nhiễm Covid-19 xuất hiện ở Singapore, thì giấy vệ sinh ở đây cũng bắt đầu biến mất.

Ở Úc, có người phải hầu tòa vì các vụ đánh nhau liên quan đến giấy vệ sinh, các hashtag #khủng hoảng giấy vệ sinh nổi lên như một xu hướng mới ở quốc gia này.

"Ngay cả những người đang xếp hàng trong siêu thị để mua giấy vệ sinh cũng không biết tại sao họ lại mua giấy vệ sinh nữa", ông Andy Yap, Giáo sư chuyên ngành Hành vi tổ chức tại INSEAD Singapore cho biết. 

"Họ mua chỉ vì nhìn thấy nhiều người đang làm điều đó, họ bắt đầu tham gia vì lo sợ mình có thể bị thua thiệt", ông giải thích.

Ông nhận định "Việc đảm bảo với người dân rằng có đủ giấy vệ sinh có thể dập tắt sự hoảng loạn này. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là làm sao để mọi người tin rằng tình hình chung đang được kiểm soát".

Nguyên nhân đằng sau việc người dân đổ xô đi tích trữ đồ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Người dân Hàn Quốc xếp hàng mua khẩu trang bên ngoài siêu thị Hanaro Mart, Seoul, ngày 5/3. (Nguồn: Bloomberg).

Cần duy trì sự bình tĩnh cho người dân

Mặc dù ban đầu các siêu thị tại Singapore cũng chứng kiến nhiều kệ hàng trống không, nhưng mọi thứ trở lại bình thường sau khi Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra thông điệp nêu rõ các bước mà cư dân có thể thực hiện, để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Ông đảm bảo với người dân, rằng chính phủ có đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu, và cho biết căn bệnh này hiện có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với dịch SARS. Ngoài ra, sau khi thông điệp được ban bố, các biện pháp kiểm soát rộng rãi cũng đã được thực thi.

"Đây là những thông tin giúp mọi người nắm lại cảm giác kiểm soát một lần nữa", ông Yap nói.

Việt Nam cũng đang làm rất tốt trong việc giúp người dân nắm quyền kiểm soát tình hình.  Mọi thông tin về dịch bệnh đều được chính phủ công bố. Các biện pháp cách li, tuyên truyền phòng chống lây lan dịch được các phương tiện truyền thông truyền tải nhanh chóng.

Đồng thời, chính phủ và chính quyền các địa phương đều đảm bảo nguồn cung các mặt hàng cơ bản cho người dân. Các siêu thị lớn phủ hàng liên tục, với mức giá bình ổn cùng các qui định xử phạt cho những người đầu cơ từ việc gây hoang mang trong dân chúng.

Đó là lí do khiến cho Việt Nam dù có biểu hiện khủng hoảng mua một số mặt hàng trong giai đoạn đầu, đã ổn định nhanh chóng. 

Nguyên nhân đằng sau việc người dân đổ xô đi tích trữ đồ trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Gian hàng rau củ chỉ còn lưa thưa tại siêu thị Aldi Stores, Đức, ngày 2/3. (Nguồn: Bloomberg).

Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã không thực thi tốt việc truyền đạt các thông điệp này. Giới chức trách Trung Quốc đã chậm báo cáo sự bùng phát dịch. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đột ngột từ bỏ các biện pháp nhẹ nhàng ban đầu của mình, với một thông báo kêu gọi các trường học đóng cửa, khiến các phụ huynh nước này khốn đốn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Iran, đã xuất hiện trên truyền hình quốc gia, công khai xem nhẹ mối đe dọa của virus Covid-19, ngay cả khi ông đang có dấu hiệu nhiễm bệnh.

"Các nhà xã hội học thường đánh giá các quốc gia khác nhau bằng các thước đo như người dân của họ, hay cộng đồng ở đó như thế nào, mức độ tin tưởng lẫn nhau là bao nhiêu, cũng như mức độ tin tưởng vào chính phủ bao nhiêu", Amy Dalton, giáo sư chuyên ngành Marketing, chuyên nghiên cứu về tâm lí người tiêu dùng, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong nói.


chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Mục tiêu lãi 343 tỷ đồng, tìm kiếm thêm dự án bất động sản công nghiệp
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.